lundi 25 novembre 2013

Sự đe dọa của đập Don Sahong ở Lào


Con đập Xayaburi đã chắn ngang dòng chính Mekong (khởi công ngày 07/11/2012)
Con đập Xayaburi đã chắn ngang dòng chính Mekong (khởi công ngày 07/11/2012)
Courtesy ngothevinh
Giữa lúc người dân miền Trung đang gánh nhận thảm họa của hệ thống thủy điện vừa và nhỏ, thì một mối nguy khác của những đập thủy điện lớn bên nước Lào láng giềng đang đe dọa cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Đã có những hoạt động phản đối các đập này từ các tổ chức phi chính phủ Campuchia và Việt Nam. Kỹ sư Phạm Phan Long, một người tham gia nhiều các dự án hạ tầng tại California, đồng thời là thành viên của một tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho môi trường là Việt Ecology, theo dõi rất sát các diễn biến xung quanh dự án con đập Don Sahong. Ông dành cho Kính Hòa cuộc nói chuyện về vấn đề này.
Cái chết của Đồng bằng sông Cửu Long
Ký sư Phạm Phan Long: Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu một mối nguy từ từ, ngấm ngầm, giết chết quyền lợi của nông dân, ngư dân của vựa lúa này của cả nước và giết chết cả miền duyên hải Nam Việt Nam. Bắt đầu là các đập đại qui mô bên Trung quốc. Những đập này tương đối xa và ảnh hưởng khoảng 15% lượng nước và một khối lượng lớn phù sa. Nhưng nó không cận kề bằng các đập bên Lào, họ đã bất chấp sự phản đối của dư luận mà xây đập Xayaburi và nay đang chuẩn bị xây thêm đập Don Sahong trên dòng chính, dưới chân thác Khone. Vì vậy chúng tôi đã viết một bức thư ngõ đến Thủ tướng Lào đề nghị dừng việc xây dựng để cùng nhau thương lượng về những tác động môi trường xuyên biên giới của nó.
Đầu tiên là làm giảm sản lượng ngư nghiệp bên Lào, rồi nó tàn phá vùng đất ngập nước Stungtreng bên Campuchia, mà xa hơn nữa là cá từ đồng bằng sông Cửu Long không thể di cư lên thượng nguồn để sinh sản vì dòng sông đã bị chặn. Cái dòng chính nơi mà họ chặn làm đập chính là nơi cá lên ngược thượng nguồn để sinh tồn trong mùa khô. Tôi ví chuyện chặn dòng đó như là một bàn tay bị chặt mất một ngón, nên người nông dân và ngư dân không thể sinh nhai được nữa.
Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu một mối nguy từ từ, ngấm ngầm, giết chết quyền lợi của nông dân, ngư dân của vựa lúa này của cả nước và giết chết cả miền duyên hải Nam Việt Nam
Kỹ sư Phạm Phan Long
Kính Hòa: Ngoài lá thư của tổ chức VietEcology Foundation hình như còn có sự phản ứng của các tổ chức phi chính phủ Campuchia?
ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn.
Đập Don Sahong sẽ chặn dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn.
Kỹ sư Phạm Phan Long: Tôi thấy tổ chức NGOforum phản đối khá gay gắt vì họ biết là con đập này sẽ làm giảm nguồn cung cấp đạm cho dân chúng của họ.
Kính Hòa: Thế còn phản ứng từ NGO Việt nam cũng như chính phủ Việt nam?
Ký sư Phạm Phan Long: Tôi thấy có tổ chức Vietnam River Network là một tổ chức có tổ chức chặt chẽ gồm những người có kiến thức và kinh nghiệm, rồi tổ chức Ten Natures cũng tổ chức những buổi tọa đàm để cảnh báo về những nguy hại cho người dân Việt.
Kính Hòa: Có áp lực nào từ những nhà tài trợ, các tổ chức tài chính không ?
Kỹ sư Phạm Phan Long: Tôi biết là những quốc gia tài trợ cho vùng này cũng đã gửi thư đề nghị chính phủ Lào không những ngưng xây đập Don Sahong mà cả Xayaburi nữa, nhưng hình như là họ bất chấp.
Kính Hòa: Họ sẽ lấy nguồn vốn ở đâu để xây hai con đập này?
Nếu chính phủ VN ý thức được sự nguy hiểm cho mạng sống cả chục triệu người dân VN, ý thức rằng môi sinh của Tràm Chim...thì đây chính là lúc VN nên đứng ra triệu tập hội nghị thượng đỉnh Mekong để khuyến cáo các nước bạn về sự bền vững của môi sinh, về an ninh lương thực
Kỹ sư Phạm Phan Long
...Nếu chính phủ VN ý thức được sự nguy hiểm cho mạng sống cả chục triệu người dân VN, ý thức rằng môi sinh của Tràm Chim...thì đây chính là lúc Việt Nam nên đứng ra triệu tập hội nghị thượng đỉnh Mekong để khuyến cáo các nước bạn về sự bền vững của môi sinh, về an ninh lương thực
Kỹ sư Phạm Phan Long: Công ty chủ thầu là Mega First của Mã Lai, và dường như nguồn vốn là tư nhân và độc lập.
Kính Hòa: Có một vị tiến sĩ cho rằng con đập này chẳng ảnh hưởng gì cả đến môi trường..
Kỹ sư Phạm Phan Long: Trong một buổi họp báo gần đây của chính phủ Lào và công ty Mega First, ông Peter Hawkins, chuyên gia môi sinh của Mega First rất tự tin gạt bỏ mọi quan ngại của các khoa học gia thế giới, ông cho đó là chuyện huyền thoại. Nhưng khi ông bị ông chủ tịch ủy ban Mekong quốc gia của Campuchia chất vấn ai sẽ chịu trách nhiệm về chuyện mất nguồn sống của ngư dân Campuchia thì ông bảo rằng chuyện ấy nếu có là trách nhiệm của chính phủ Lào.
Kính Hòa: Chúng ta đều biết Lào là một quốc gia rất nghèo, dường như các công trình thủy điện này cũng là hy vọng của họ, vậy nếu nó làm hại các quốc gia xung quanh thì cộng đồng quốc tế cần có giải pháp cho họ chăng?
Kỹ sư Phạm Phan Long: Cuộc đấu tranh với nghèo đói là trách nhiệm của chính phủ Lào. Cho đến giờ đã khai thác 2000 MW điện trên dòng Mekong mà người dân Lào vẫn còn đói khổ, nếu không muốn nói là đói khổ nhất trong khu vực. Vậy thì các bạn nghĩ xem với 200MW nữa cũng trên dòng sông này thì liệu sự đói khổ có giảm không? Tôi cho là không. Đây là món lợi cho những người chủ chứ người dân không có gì. Cứ nhìn kết quả của 2000 MW trước đây, người dân bị mất những nguồn lợi ngư nghiệp, mất đi di sản thiên nhiên, phải dời đi sống chổ khác, không còn sống bằng nghề truyền thống của họ nữa.
Bây giờ nếu chính phủ Việt Nam ý thức được sự nguy hiểm cho mạng sống cả chục triệu người dân Việt Nam, ý thức rằng môi sinh của Tràm Chim, Đồng Tháp, Cà Mau là di sản bất khả xâm phạm của dân tộc, thì đây chính là lúc Việt Nam nên đứng ra triệu tập hội nghị thượng đỉnh Mekong để khuyến cáo các nước bạn về sự bền vững của môi sinh, về an ninh lương thực, về thu nhập của hàng chục triệu dân của cả ba nước.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi