lundi 10 mars 2014

Bị “mời” uống cà phê, phải làm sao?


Mục sư Nguyễn Trung Tôn

VRNs (10.03.2014) – Thanh Hóa – Kính thưa tất cả các anh chị em đang tham gia đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ tự do, đặc biết là những thành viên mới bắt đầu tham gia hoặc đang có ý định tham gia.
Để có thể đảm bảo an toàn cho cá nhân từng người và tất cả các thông tin liên quan tới các thành viên khác trong phong trào và những hoạt động của các tổ chức. Tôi xin chia sẻ cùng quý anh chị em thân yêu một vài kinh nghiệm cần thiết khi chúng ta bị công an, an ninh Cộng sản “mời” đi uống cà phê hay “mời đi làm việc”.
Tôi không phải là luật sư nên không chia sẻ với anh chị em như một luật sư, vì các luật sự cũng đã chia sẻ khá nhiều với anh chị em. Tuy nhiên vì chúng ta thường có một suy nghĩ chung là: Mấy anh em ấy là luật sư nên mới có thể nói như vậy còn chúng ta không phải luật sư nên không
quen hoặc không nhớ các điều luật, nên không dám áp dụng. Vậy tôi xin được “múa rìu qua mắt” mấy vị luật sư để chia sẻ kinh nghiệm này.
Tôi chia sẻ kinh nghiệm này với tấm lòng chân thành và tất cả những gì mà tôi đã trải qua.

Khi cơ quan an ninh phát hiện chúng ta có một số hoạt động nào đó khiến họ quan tâm thì họ bắt đầu tìm hiểu về lai lịch của chúng ta như: Trình độ văn hóa, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp, nguồn thu nhập… Sau khi đã tìm hiểu được các mối quan hệ và các sinh hoạt cơ bản của chúng ta trong cuộc sống. Công an sẽ cố tình làm quen, tạo mối quan hệ như lân la tới nhà hoặc gọi điện thoại mời đi uống cà phê, để trò chuyện.

Trong khi trò chuyện họ sẽ hỏi chúng ta nhiều câu hỏi về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, về các mối quan hệ và về suy nghĩ của chúng ta, về xã hội việt nam, về Đảng CS… Sau đó họ sẽ hỏi chúng ta về một vài tổ chức nào đó mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ…

Trong trường hợp này chúng ta có những chọn lựa sau:
1.    Có thể không nhận lời mời uống cà phế với họ: Trong chọn lựa này chúng ta sẽ đưa ra những lý do như: Bận, hay không quen biết nên không thích giao tiếp, hay bất cứ lý do nào đó. Nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để họ đánh giá là mình sợ hãi (Nếu chọn giải pháp này sẽ có một vài vấn đề xẩy ra mà tôi sẽ chia sẻ sau). Nhưng thường thì chúng ta nên chọn đồng ý.
2.    Chúng ta nhận lời gặp họ: Trong buổi gặp cần giữ bình tĩnh, chủ động, không bị lôi cuốn vào những đề tài của họ để bị họ khai thác hoặc dẫn dắt sang một lĩnh vực khác. Chúng ta có thể nói với họ như sau:
Tôi rất hân hạnh được các anh, anh, chị mời uống cà phê hôm nay. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trên tinh thần dân chủ và tôn trong pháp luật, tôn trọng lẫn nhau, vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ…
Họ có thể bắt tay, tươi cười và đồng ý.

Trong quá trình tiếp xúc họ sẽ hỏi chúng ta những câu như:
Anh, em học hành ở trường có tốt không? Kết quả học tập thế nào? Hay mùa màng ra sao? Hoặc công việc của anh, chi, em có ổn định không?… Những câu hỏi này chúng ta sẽ tùy ý trả lời, vì không có gì đặc biệt, tuy nhiên không cần thiết phải nói nhiều mà chỉ cần nói “tốt” “không tốt” hoặc “bình thường” thế là xong. Bới đây chỉ là câu hỏi xã giao nhưng công an vẫn có thể bắt đầu từ những câu trả lời của chúng ta để tiến hành khai thác. Nếu chúng ta trả lời ngắn gọn là bình thường thì họ sẽ chuyển sang những câu hỏi khác. Đại loại họ sẽ hỏi về các mối quan hệ, về suy nghĩ về bất cứ thứ gì mà họ quan tâm và muốn khai thác. Câu trả lời của chúng ta sẽ là chìa khóa cho họ tiến vào những câu hỏi khác. Vì vậy chúng ta cần cẩn thận ở khâu này. Chúng ta có thể trả lời không biết hay chúng ta sẽ đặt lại câu hỏi cho họ rằng: “Các anh” hay “anh, chị” hỏi về vấn đề này để làm gì? Tôi không biết có nhất thiết phải trả lời không? Bởi đây là quyền riêng tư của tôi, tôi có quyền giữ bí mật.

Khi chúng ta trả lời như vậy, họ sẽ thay đổi cách khai thác và có thể sẽ nói: Tùy anh chị thôi! Anh chị có nói hay không thì chúng tôi cũng đã biết rất rõ một số thông tin về anh, chị… Lúc này có thể họ sẽ đưa ra một số dẫn chứng về mối quan hệ hay sinh hoạt của chúng ta để uy hiếp thăm dò và chứng minh rằng họ đã biết hết về chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Không có gì đáng ngại.
Chúng ta có thể hỏi lại họ. Theo những gì anh đã biết về tôi, vậy tôi xin hỏi anh rằng: Những mối quan hệ hay những việc tôi làm mà “các anh” hay “anh, chị” đã biết thì tôi có vi phạm phát luật không? Nếu có xin các anh, các chị trích cho tôi biết tôi đã vi phạm điều nào? Nếu không thì đề nghị “các anh” hay “anh, chị” không nên xâm phạm vào đời tư của tôi. Sau cách trả lời đó của chúng ta họ sẽ thấy không khai thác thêm gì được nên sẽ kết thúc buổi nói chuyện “uống cà phê” và có thể hẹn gặp chúng ta vào dịp khác. Sau đó họ sẽ tiến hành một số hoạt động như:
Tấn công vào người thân hay bạn bè, trường lớp hay đồng nghiệp hoặc hàng xóm của chúng ta để tạo lên làn sóng dư luận nhằm khiến cho chúng ta bị khủng hoảng tinh thần do những mối quan hệ bị xáo trộn. 

Sau khi bị “thất bại” trong buổi uống cà phê, không khai thác được gì, với thủ đoạn tuyền truyền, kích động, chia rẽ, Công an sẽ tìm ra được những đối tượng trong các mối quan hệ của chúng ta đứng về phía họ. Công an sẽ sử dụng những đối tượng này làm công cụ gây ra những mâu thuẩn với chúng ta hoặc làm cho mối quan hệ của chúng ta với những người kia trở nên căng thẳng. Họ có thể xúi giục những đối tượng trên để kích động họ làm đơn tố cáo chúng ta, hoặc họ sẽ vào fb, email hay bloog của chúng ta hoặc lên mạng lấy một vài hình anh hay bài viết nào đó của chúng ta để lấy cớ “ Mời” chúng ta tới cơ quan công an “làm việc” . Trường hợp này dứt điểm sẽ phải xãy ra, không ai tránh khỏi. Tuy nhiên sau khi bị mời đi uống cà phê, chúng ta đã biết mình đang trong tầm ngắm của Công an nên chúng ta cần phải chuẩn bị sẳn sàng để đối phó với một số tình huống xấu có thể xãy ra:

1. Tìm kiếm đồng minh thông qua các mối quan hệ trong gia đình bạn bè.
Chúng ta biết chắc rằng những người nằm trong mối quan hệ của chúng ta chính là đối tượng sẽ bị công an lợi dụng làm “phương tiện” để tấn công chúng ta hữu hiệu nhất vì vậy chúng ta phải nhanh chóng vô hiệu hóa khả năng này của công an bằng cách.” Tấn công trước” Chúng ta có thể chọn lựa trong mối quan hệ của mình có ai là người gần gủi, quan trong nhất đối với mình. Chia sẽ tâm tư của mình, giải thích cho họ biết những suy nghĩ của mình, khơi dậy lòng yêu nước và tình thần trách nhiệm của công dân đối với đất nước… Giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ của công dân, dẫn chứng cho họ thấy những bất công trong xã hội và những hiểm họa xâm lăng của giặc Tàu…Có thể họ sẽ ủng hộ chúng ta hoặc khuyên chúng ta dừng lại vì sợ hãi và lo lắng cho chúng ta (tùy vào từng người) Tuy nhiên qua đó chúng ta có thể chọn lựa nên nói sao với họ. Nếu họ sẵn sàng ủng hộ chúng ta thì chúng ta đã thành công, nếu họ khuyên chúng ta dừng lại vì lo lắng cho sự an toàn của chúng ta thì chúng ta cần khẳng định cho họ biết lập trường của chúng ta là không thay đổi. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói cho họ biết rằng, nếu họ còn thương yêu và quan tâm lo lắng cho chúng ta thì tốt nhất nếu chưa thể đứng về phía chúng ta thì chí ít họ cũng đừng bao giờ tiếp tay cho công an mà vô tình làm hại chúng ta. Chỉ cần báo họ trả lời với công an một câu duy nhất là “ Không biết gì”, con tôi, anh em, bạn tôi, đã đủ tuổi trưởng thành nên nó có quyền của nó tôi không thể can thiêp. Nếu các cơ quan chức năng chứng minh người đó có tội thì cứ xử lý, còn nếu nó không có tội gì thì đừng nên làm đảo lộn cuộc sống của nó (tức chúng ta). Khi người thân của chúng ta sẵn sàn như vậy thì chúng ta đã thành công trong bước thứ nhất là tìm kiếm đồng minh và vô hiệu hóa thủ đoạn kích động chia rẽ để bảo vệ chính mình và người thân.

2. “Đóng băng” thông tin bằng cách phủ nhận tất cả.
Chúng ta biết chắc một điều rằng ở Viết nam khi mà công an đã đánh giấy ‘mời” ai đó đi “ Làm việc” với họ thì trước sau gì chúng ta cũng phải tới, tuy nhiên chúng ta có thể từ chối tiếp nhận giấy “mời” khi họ không ghi rõ nội dung “ làm việc” thương thì họ hay ghi là “Làm việc về nội dung có liên quan”. Loại giấy mời này chúng ta có thể chụp lại hình ảnh làm bằng chứng, sau đó viết vào mắt bên rằng chúng ta đã nhận giấy mời nhưng sẽ không tới vì không biết rõ nội dung “làm việc” là gì. Chúng ta yêu cầu họ viết lại giấy mời ghi cụ thể là “ làm việc” về nội dung gì? Khi đó có thể họ sẽ phải ghi cho chúng ta một giấy mời khác như yêu cần hoặc là họ sẽ để tới hẹn mà chúng ta không tới thì sau đó họ đánh giấy triệu tập. Nếu triệu tập chúng ta không tời thì họ sẽ cho người về áp giải tới. Bởi vậy chúng ta không thể tránh né mà chỉ nên chỉ ra cho họ những điểm sai trong thủ tục giấy tờ thôi, không cần gây căng thẳng lắm.
Khi tới cơ quan công an làm việc họ sẽ đưa ra một vài “bằng chứng" như hình anh trên fb, hay bài viết trên mạng ra để uy hiếp chúng ta và bắt đầu khai thác. Trong hoàn cảnh này chúng ta nên phủ nhận tất cả và bắt đẩu hỏi lại họ như sau:
Hình ảnh, hay bài viết này các  anh lấy ở đâu ra? Họ có thể nói rằng lấy trên fb , trong email hay trong blog của chúng ta. Trong trường hợp này chúng ta lại hỏi họ tiếp:
Sao anh khẳng định nick fb, email… đó là của tôi?
Họ sẽ nói. Chúng tôi thấy tên anh, hình ảnh anh hay những thông tin cá nhân của anh được đăng tải trên đó. Hoặc những bài viết có tên anh là tác giả hay  anh đã trả lời phỏng vấn…
Chúng ta có thể hỏi họ.
Sao các anh có thể nghĩ đơn giản thế? Có lẽ nào khi một ai đó lấy tên của một vị Nguyên thủ quốc gia để làm nick fb, hay đưa một vài hình anh của các vị ấy vào tường của họ thì các anh cũng “mời” hay triệu tập họ tới để điều tra hay sao?
Họ sẽ nói: Bới chúng tôi đã biết anh và thấy anh gần đây có tham gia một số hoạt động không bình thường như.Tham gia biểu tình, kích động quần chúng… nên chúng tôi xác đinh đây là fb …của anh.
Chúng ta có thể khẳng đình tôi không biết nick đó của ai nên không biết gì về nội dung trong đó.
Họ có thể nói: Trong này có rất nhiều hình ảnh của anh tham gia hoạt động này nọ…
Chúng ta có thể nó với họ tôi không biết các anh lấy đâu ra hình anh đó, vì bây giờ kỷ thuất tạo ảnh giả quá nhiều….
Chúng ta có thể nói lại họ: Nếu các anh cứ khẳng định đây là nick của tôi vậy sao khi lấy những hình ảnh này từ trên đó xuống các anh lại không hỏi ý kiến tôi?  Như vậy chính các anh đã vi phạm về quyền sở hiểu cá nhân của chủ nhân fb… đó rồi, hoặc cách anh đã vi phạm quyền bí mật thư tín của chủ nhân email hay blog mà các anh vừa xâm nhập để lấy nội dung, hình ảnh…
Trong trường hợp này họ sẽ quay sang hướng khác bằng cách nói khích chúng ta rằng: Sao anh hèn thế? Dám làm mà không dám nhận.
Hãy trả lời: Thưa các anh, tôi không hèn đâu nhưng tôi không có bổn phận phải thừa nhân vì tôi không biết cái này các anh lấy ở đâu ra. Nếu các anh khẳng định là của tôi thì các anh phải có bổn phận chứng minh cho tôi thấy tâm phục khẩu phục, nếu không mong các anh đừng mang nó ra để cáo buộc vu không và uy hiếp tôi.

Khi bị chúng ta khước từ thẳng thừng như vậy có thể họ sẽ đập bàn đập ghế chửi rủa hoặc văng tục hay dọa đánh chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Khi Công an đã phải dùng hành động như vậy chứng tỏ họ đang trong thế bí. Chúng ta có thể nhắc nhở họ: Anh hãy bình tĩnh lại, hôm nay các anh mời tôi để làm việc thì các anh phải tôn trọng tôi chứ!  Sao các anh có thể hành xử với tôi như vậy ? Mất cả phong cách người công an, các anh quên lời Hồ chủ tịch dạy các anh rồi sao? Tôi là nhân dân nên các anh cần phải tôn trọng lễ phép chứ. Có thể lúc này những người trực tiếp làm việc với chúng ta sẽ phải đi ra ngoài gọi điện thoại để xin sự chỉ đạo của cấp trên. Sau khi xin ý kiên cấp trên rồi họ lại vào và rất có thể sẽ xuống giọng dùng chiêu dụ dổ, dùng văn để giải thích nhưng lồng vào đó giọng điệu uy hiếp như là: Nếu chúng ta không hợp tác thì người bị thiệt thòi là chúng ta. Họ sẽ đưa ra những gì quan trong nhất của chúng ta để “trao đổi”. Ví dụ như công việc làm ăn, học tập hay chế độ chính sách gì gì đó và nói nếu chúng ta hợp tác họ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu không thì chúng ta sẽ bị họ gây sức ép trên những lĩnh vực này… 

Trong trường hợp này hãy nhớ tới câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm.” Và lời khuyên của Lm Nguyễn Văn Lý “Đừng sợ những gì CS làm, hãy làm những gì CS sợ”.
Cứ áp dụng phương pháp “Đóng băng” này chúng ta sẽ rất an toàn mà cũng không ảnh hưởng gì tới các anh em khác.
Chỉ có một lời khuyên duy nhất cho anh em khi chon lựa phương pháp này là trước sau như một. Không để họ đục đựơc một lỗ thủng nào của “tảng băng”. Bởi vậy chúng ta phải thật bình tĩnh nhẹ nhàng không sợ hãi và không tỏ thái độ trịch thượng hống hách hay chửi rủa họ. Khi chúng ta có biểu hiện ngược lại một trong những điều nói trên là chúng ta đang để lộ điểm yếu cho đối phương “phá băng”. Xin nhắc lại là không ký vào bất cứ một giấy tờ gì vì có thể nó sẽ là cơ sở để buộc tội chúng ta.
Trong trường hợp này họ không thể giữ chúng ta quá một ngày. Thường thì hết buổi họ sẽ cho chúng ta về.
Chúc anh chị em mới tham gia đấu tranh có được vài kinh nghiệm cho bản thân trong những ngày tới. Chúng ta phải tin tưởng rằng chúng ta sẽ chiến thắng vì Lẽ phải thuộc về chúng ta.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi