Nguyễn Trung Tôn
Ms Nguyễn Trung Tôn |
D. Ngụy tạo chứng cớ để bắt người.
Đây là một bài học đắt giá mà tôi đã trải qua và cái giá là 7 năm tù và 5 năm quản chế cho tôi và chị Hồ Thị Bích Khương.
1. Đừng bao giờ mất cảnh giác khi côn – an vào nhà mình.
Sau khi kiểm tra máy tính và điện thoại của chúng ta không thu thập được gì. Côn – an sẽ tìm
cách tạo chứng cứ để bắt chúng ta bằng cách xâm nhập gia cư của chúng ta, lợi dụng lúc chúng ta mất cảnh giác họ có thể bỏ một số bài viết hay băng đĩa, sách vở nào đó vào nhà chúng ta rồi ra về, sau đó mang lệnh khám nhà tới để tiến hành khám xét chổ ở của chúng ta. Côn - an sẽ lấy cớ thu giữ được “ tài liêu” trong nhà chúng ta và như vậy chúng có cớ để ra lệnh bắt chúng ta về đồn để thẩm vấn. Bởi vậy; không thể để chúng vào nhà mình mà không giám sát hành động của chúng. Sau khi Côn - an rời khỏi nhà phải kiểm tra lại cẩn thận những vị trí khả nghi trong nhà mình. ( Trường hợp này chị Hồ Thị Bích Khương và tôi đã bị sa bẫy). Công an đã xâm nhập vào nhà chị Bích Khương vào đêm ngày 10/1/2014 khi mà chị Khương vắng nhà. Côn - an đã in một số bài viết của tôi và chị Khương ở trên mạng; họ tới nhà chị và bỏ vào thùng rác. Tối 14 mẹ con chị Bích Khương và tôi về nhà chị nhưng vì đêm tôi nên không kiểm tra gì cả. Mới 5h sáng ngày 15/1/2011 côn - an đã đập cửa xông vào nhà và đọc lệnh khám nhà. Họ mang theo mấy cán bộ cấp xã với thôn tới ký giấy làm chứng là đã thu những “ tài liệu” này trong nhà chị Bích Khương. Sau đó đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với tôi và chị Hồ Thị Bích Khương.
2. Đừng bào giờ để côn – an lừa trong quá trình bị thẩm vấn.
Một trong những thủ đoạn rất đơn giản nhưng vô cùng tai hại là họ tách các nạn nhân ra mỗi người một phòng và cho nhiều nhóm côn – an tiến hành khai thác. Trong khi khai thác chúng vừa hù dọa vừa dụ dỗ nịnh bợ; thường thì chúng bảo chúng ta rằng: Anh nhận đi, bạn anh bên kia đã khai cả rồi, anh nhận hay không đối với chúng tôi không quan trọng. Chúng tôi chỉ muốn giúp anh để anh chứng tỏ là mình thành khẩn. Nếu anh thành khẩn thừa nhận, chúng tôi sẽ thả anh thôi, việc anh làm cũng chẳng có gì ghê gớm đâu... Nếu anh cố tình không thừa nhận chúng tôi sẽ buộc phải giữ anh lại vì anh không thành khẩn…
Nếu chúng ta vẫn không thừa nhận hay ký vào bản khai hay biên bản “làm việc” họ có thể sẽ làm giả nhưng lời khai và chữ ký của bạn chúng ta để đánh lừa khiến chúng ta nghi ngờ lẫn nhau và sập bẫy…Chỉ cần một người sập bẫy thì coi như cả nhóm sẽ gặp nạn. (trong vụ án của tôi và chị Hồ Bích Khương, tôi đã dính bẫy này).
Khi côn - an đã lấy được chữ ký thừa nhận của chúng ta về những “tài liệu” kia thì họ có đủ cơ sở để đề nghị Viện Kiểm Sát ra quyết định khởi tố đối với chúng ta. Bởi lý do đó chúng ta vẫn phải trước sau như một, không ký thừa nhận bất cứ thứ gì. Mặc dù chúng ta có phủ nhận gì đi nữa chúng vẫn có thể ngụy tạo ra nhiều lý do, để bắt giữ chúng ta, tuy nhiên trong giai đoạn này chúng ta phải dứt khoát sử dùng quyền “im lặng” của mình và yêu cầu họ cho chúng ta gặp luật sư của mình để đảm bảo quyền lợi của chúng ta. Chúng ta có thể nói với họ rằng chúng ta cần gặp gia đình để nhờ họ thuê luật sư. Chúng ta chỉ trả lời các câu hỏi của họ khi có mặt luật sư của chúng ta.
Giai đoạn bị bắt tạm giam là một giai đoạn đầy gian nan, thử thách, chúng ta phải đối diện với trăm ngàn mánh khóe của cơ quan điều tra. Nếu không thể khai thác được gì từ chúng ta tại phòng cung, họ có thể dùng chính những tên bị can cùng buồng để uy hiếp đe dọa và khai thác chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận lời nói của mình tại buồng giam. Tuyệt đối chúng ta không nói gì tới án từ và những mối quan hệ anh em của mình ở bên ngoài vì những bị can, bị cáo đang bị giam cùng chúng ta có thể là “công cụ” mà công an cài cắm bên cạnh chúng ta để tìm cách khai thác thông tin từ chúng ta.
Ở Việt Nam hiện nay tuy là luật tố tụng hình sự có quy định rằng bị can có quyền đươc thuê luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, tuy nhiên thường thì họ không cho chúng ta gặp luật sư, thậm chí là người thân chúng ta, cho tới khi nào họ đã khai thác chúng ta xong. Nhiều khi công an biết chúng ta nóng ruột muốn được gặp người thân hay luật sư nên chúng thường dụ dỗ chúng ta “thành khẩn” khai nhận hành vi của mình thì chúng sẽ “ tạo điều kiện” cho chúng ta gặp họ. Đây là một thủ đoạn lừa bịp hết sức vi hiến, tuy nhiên chúng ta vẫn thường mắc bẫy họ, vì cớ nông nỗi nên tâm lý chúng ta thường bị chi phối và tác động từ những bị can cùng buồng hoặc quản giáo trại giam được các điều tra viên nhờ “làm công tác tư tưởng”, có thể vì lý do này nhiều khi chúng ta tắc lưỡi “khai đại cho xong”. Như vậy là chúng ta đã tự hại mình. Vì lý do trên chúng ta phải trước sau như một, không khai nhận gì và yêu cầu họ cho chúng ta gặp gia đình và luật sư bằng mọi giá. Chúng ta phải thẳng thắn với họ rằng: Chúng ta sẽ không nói gì cho tới khi được gặp thân nhân và luật sư của mình. Các bạn nên nhờ rằng luật sư của chúng ta sẽ không thể nào bảo vệ được chúng ta khi mà chính chúng ta không tự bảo vệ được mình. Chúng ta nói gì khai gì trong thời giam đang điều tra đều là bằng chứng kết tội chúng ta mà luật sư không thể nào thay đổi thực tế đó được.
Nếu chúng ta vẫn không thừa nhận hay ký vào bản khai hay biên bản “làm việc” họ có thể sẽ làm giả nhưng lời khai và chữ ký của bạn chúng ta để đánh lừa khiến chúng ta nghi ngờ lẫn nhau và sập bẫy…Chỉ cần một người sập bẫy thì coi như cả nhóm sẽ gặp nạn. (trong vụ án của tôi và chị Hồ Bích Khương, tôi đã dính bẫy này).
Khi côn - an đã lấy được chữ ký thừa nhận của chúng ta về những “tài liệu” kia thì họ có đủ cơ sở để đề nghị Viện Kiểm Sát ra quyết định khởi tố đối với chúng ta. Bởi lý do đó chúng ta vẫn phải trước sau như một, không ký thừa nhận bất cứ thứ gì. Mặc dù chúng ta có phủ nhận gì đi nữa chúng vẫn có thể ngụy tạo ra nhiều lý do, để bắt giữ chúng ta, tuy nhiên trong giai đoạn này chúng ta phải dứt khoát sử dùng quyền “im lặng” của mình và yêu cầu họ cho chúng ta gặp luật sư của mình để đảm bảo quyền lợi của chúng ta. Chúng ta có thể nói với họ rằng chúng ta cần gặp gia đình để nhờ họ thuê luật sư. Chúng ta chỉ trả lời các câu hỏi của họ khi có mặt luật sư của chúng ta.
Giai đoạn bị bắt tạm giam là một giai đoạn đầy gian nan, thử thách, chúng ta phải đối diện với trăm ngàn mánh khóe của cơ quan điều tra. Nếu không thể khai thác được gì từ chúng ta tại phòng cung, họ có thể dùng chính những tên bị can cùng buồng để uy hiếp đe dọa và khai thác chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận lời nói của mình tại buồng giam. Tuyệt đối chúng ta không nói gì tới án từ và những mối quan hệ anh em của mình ở bên ngoài vì những bị can, bị cáo đang bị giam cùng chúng ta có thể là “công cụ” mà công an cài cắm bên cạnh chúng ta để tìm cách khai thác thông tin từ chúng ta.
Ở Việt Nam hiện nay tuy là luật tố tụng hình sự có quy định rằng bị can có quyền đươc thuê luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, tuy nhiên thường thì họ không cho chúng ta gặp luật sư, thậm chí là người thân chúng ta, cho tới khi nào họ đã khai thác chúng ta xong. Nhiều khi công an biết chúng ta nóng ruột muốn được gặp người thân hay luật sư nên chúng thường dụ dỗ chúng ta “thành khẩn” khai nhận hành vi của mình thì chúng sẽ “ tạo điều kiện” cho chúng ta gặp họ. Đây là một thủ đoạn lừa bịp hết sức vi hiến, tuy nhiên chúng ta vẫn thường mắc bẫy họ, vì cớ nông nỗi nên tâm lý chúng ta thường bị chi phối và tác động từ những bị can cùng buồng hoặc quản giáo trại giam được các điều tra viên nhờ “làm công tác tư tưởng”, có thể vì lý do này nhiều khi chúng ta tắc lưỡi “khai đại cho xong”. Như vậy là chúng ta đã tự hại mình. Vì lý do trên chúng ta phải trước sau như một, không khai nhận gì và yêu cầu họ cho chúng ta gặp gia đình và luật sư bằng mọi giá. Chúng ta phải thẳng thắn với họ rằng: Chúng ta sẽ không nói gì cho tới khi được gặp thân nhân và luật sư của mình. Các bạn nên nhờ rằng luật sư của chúng ta sẽ không thể nào bảo vệ được chúng ta khi mà chính chúng ta không tự bảo vệ được mình. Chúng ta nói gì khai gì trong thời giam đang điều tra đều là bằng chứng kết tội chúng ta mà luật sư không thể nào thay đổi thực tế đó được.
Kính thưa quý anh chị em thân mến. Tôi đã mắc một số sai lầm trong qua trình bị bắt tạm giam nên đã phải gánh chịu 2 năm tù oan uổng. Tôi không muốn bản thân mình hay bấy cứ một người nào đang và sẽ tranh đấu cho một xã hội Việt Nam tươi đẹp hơn lại tiếp tục bị cầm tù oan uổng nên đã cố gắng tranh thủ viết ra đây những chia sẻ đơn sơ của mình. Tôi rất cám ơn quý anh em đã động viên khích lệ và ủng hộ tôi khi quý anh em đã xem 3 phần trước. Nay tôi viết tiếp phần này và hy vọng cũng được chúng ta đón nhận nó như là tấm lòng của tôi đối với anh em vậy. Cầu chúc bình an cho anh chị em và chiến thắng nỗi sợ hãi cho toàn dân tộc Việt nam chúng ta.
Hy vọng một ngày không xa nữa đất nước chúng ta sẽ thật sự có độc lập, dân tộc ta thật được tự do và nhân dân ta có hạnh phúc.
Thanh Hoá ngày 16/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi