jeudi 28 février 2013

Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp


Chủ tịch Quốc hội đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng
vi phạm Hiến pháp,vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền,

vi phạm
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ...:


Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí…”

Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948  : “Ai cũng có
quyền tự do bày tỏ quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này
bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và
quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi
phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.
Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:
 “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả
quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không
phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết,
in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại
chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.”

Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp


Ông Nguyễn Sinh HùngChủ tịch Quốc hội Việt Nam cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.
Ông Hùng là lãnh đạo chóp bu thứ hai, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp.

Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2, Chủ tịch Quốc hội nói “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.
“Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc hội.
“Đó là bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh, là không được,” ông Hùng nhấn mạnh.
Một nhóm nhân sĩ, trí thức, gồm cả nhiều đảng viên và cựu quan chức, gần đây công bố Kiến nghị 72, nói dự thảo Hiến pháp “chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ”.
Kiến nghị này cũng nói: “Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ.
“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”
Hôm 25/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về các "luồng ý kiến" trong sửa đổi Hiến pháp: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…"
Phát biểu của ông Trọng và ông Hùng được đài truyền hình trung ương VTV phát đi trong các chương trình thời sự.
Quân đội và Đảng
Bản tin thời sự tối 27/2 của VTV cũng dành nhiều thời gian cho chủ đề “không thể phi chính trị hóa quân đội".
Xướng ngôn viên VTV nói gần đây có luồng dư luận rằng “quân đội không cần trung thành với Đảng”.
Đây là “những luận điểm mang màu sắc diễn biến hòa bình”, VTV phê phán.
Trong chương trình, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, nói “quân đội do Đảng sinh ra để bảo đảm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước”.
Một người khác, Tiến sĩ Hồ Trọng Ngũ, phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội, lại cảnh báo các nước xã hội chủ nghĩa trước đây sụp đổ “khi phi chính trị hóa quân đội, công an”.
Cùng với phát biểu trước đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phần thời sự gần 20 phút tối 27/2 cho thấy Đảng đang cứng rắn hơn với các quan điểm trái chiều.
Đến nay đã có hơn 5,000 chữ ký ủng hộ Kiến nghị 72.
Bản kiến nghị này cho rằng “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130227_nguyen_sinh_hung_hienphap.shtml

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi