dimanche 17 février 2013

Tường thuật lễ dâng hương tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh chống quân xâm lược Trung Quốc 17/2/2013


Hãy Giành Thời Gian - Tường thuật vắn về cuộc dâng hương, đặt hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tại biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc 1979, tại Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988.
GS Tương Lai - Đúng 8h30 sáng nay,17.2.2013, một nhóm trí thức hưởng ứng LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2 đã làm lễ dâng hương và đặt hoa tưởng niệm những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh gần bến Bạch Đằng, quận I, tpHCM. Sau mấy lời phát biểu vắn mở đầu phút mặc niệm, nhóm trí thức trên cùng ngồi lại trao đổi về việc thực hiện Tuần lễ kỷ niệm ngày 17.2 một cách thiết thực tại quán cà phê đối diện. Một nhóm người mặc thường phục [không hiểu có phải Công An không hay bọn côn đồ tay sai của Trung Quốc giả danh CA] đã vội vã gỡ bỏ ngay các băng rôn khẩu hiệu tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chống quân xâm lược Trung Quốc vừa được căng lên. Hoa thì vẫn còn để lại. Có lẽ chỉ gỡ khẩu hiệu để khỏi phật lòng “thiên triều” vốn cùng “chung ý thức hệ” như viên đại tá PGS dốt nát nọ rao giảng. 
Xem ảnh>>
Trên đây là những hình ảnh vừa ghi lại lúc 8h30 đến 9h sáng nay tại tượng đài Đức Thánh Trần và sau đó là tại quán cá phê “Vườn Kiểng” đối diện tượng đài khi cả nhóm ngồi lại trao đổi những việc cần tiếp tục trong tuần kỷ niệm ngày 17.2.2013. Theo tin qua điện thoại thì anh chị em ở Hà Nội cũng đã có cuộc dâng hương và đặt hoa tưởng niệm tại tượng đài Quang Trung ở Đống Đa. Không hiểu có suôn sẻ không hay lại bị gây khó dễ???
Bài và ảnh :Tương Lai/ TLS
Tại Hà Nội sáng nay.
Theo tường thuật của ANH BA SÀM: 11h40′: Hồi 10h45′, một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương.
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.
Đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược tại Tượng Đài Quang Trung. Ngày 17/2/2013.
Theo FB JB Nguyễn Hữu Vinh
Trong ảnh: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ. (Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
Video:


http://haydanhthoigian.net/2013/02/17/tuong-thuat-le-dang-huong-tuong-niem-nhung-chien-si-da-hy-sinh-chong-quan-xam-luoc-trung-quoc-1722013/

Tin BBC

Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2



Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội

Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn nhưBấmThanh Niên online, đã dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."
Tướng Cương cũng nói với tờ báo ông tin rằng cần đưa sự kiện cuộc chiến này vào sách giáo khoa của học sinh như một phần của "lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc" khi ông quan sát thấy rằng phần lớn học sinh phổ thông, kể cả "phần lớn 1,4 triệu sinh viên" cao đẳng, đại học "không biết gì về cuộc chiến này."
"Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược"

Băng tưởng niệm sự kiện 17/2 ở Hà Nội
Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.
Họ đã không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."
Tại Sài Gòn, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đã tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.
Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."
'Phải đăng ký trước'
* Đoàn tưởng niệm ngày 17/2 trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn
Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đã yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng ký trước" và "qua thủ tục kiểm tra vòng hoa".
Họ cũng không được phép mang vòng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.
Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đã bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nôi, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.
Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?" độc giả này đặt câu hỏi.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?"

Một độc giả BBC
Vài ngày trước dịp kỷ niệm nổ ra cuộc chiến tranh của Trung Quốc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc mùa Xuân năm 1979, truyền thông mạng không chính thức của người Việt Nam trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện một thông điệp kêu gọi người dân tưởng niệm sự kiện này.
Trên trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.
Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã "dạy cho Việt Nam một bài học."
Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao bình thường và niềm tin trong dài hạn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130217_ky_niem_chien_tranh_bien_gioi.shtml

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi