Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhiều
lần bày tỏ lập trường "cứng rắn" về chủ quyền trước Trung
Quốc
Một nhóm các nhà lập pháp của EU đang viếng
thăm Philippines nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình
trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đã đề xuất trước Liên
hợp quốc, theo truyền thông nước này.
Hôm thứ Sáu, hãng tin Philippines đưa tin
người đứng đầu phái đoàn của Liên minh châu Âu đang thăm Manila nói EU "ủng hộ"
lập trường của quốc gia Đông Nam Á đưa các tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc
tế.
Mặc dù EU được cho là "không thiên vị" về
bất cứ phía nào trong cuộc tranh chấp biển đảo liên quan Philippines, Trung
Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan ở khu vực Biển Đông, hãng tin của
Philippines nói:
"Các nghị viên quốc hội EU nói họ tin rằng
hành động pháp lý của Philippines là một "động thái tốt" nhằm đảm bảo một giải
pháp hòa bình cho các xung đột."
Hãng tin của Philippines hôm 15/2/2013 tiếp
tục dẫn lời trưởng phái đoàn lập pháp EU, Werner Langen, nói:
"Tất cả các quốc gia thành viên của EU có
lợi ích khi tuyên bố rằng thông qua việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, chúng
ta giải quyết các vấn đề này cũng như giải quyết vấn đề về các tài nguyên thiên
nhiên...
Được cho là hậu thuẫn đề xuất của Manila đưa
việc giải quyết tranh chấp đi theo các khuôn khổ pháp lý quốc tế như Công ước
LHQ về Luật biển (UNCLOS), vị trưởng đoàn được trích lời nói thêm: "Con đường
được lựa chọn... thông qua trọng tài quốc tế là cách thức để đạt điều
đó.
"Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận
điều này vì nó đưa cả hai bên tới... một giải pháp."
"Tất cả các quốc gia thành viên của EU có lợi ích khi tuyên bố rằng thông qua việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, chúng ta giải quyết các vấn đề này cũng như giải quyết vấn đề về các tài nguyên thiên nhiên"
Trưởng đoàn lập pháp
EU
Cũng hôm thứ Sáu, nhiều báo của Philippines
đăng tải ý kiến của tân ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry "ủng hộ" lập trường
của Manila.
Hãng tin của Philippines dẫn lời ngoại
trưởng nước này, Albert Del Rosario, nói về quan điểm của tân Ngoại trưởng
Kerry:
"Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hậu thuẫn
quyết định của chính phủ Philippines vào tháng trước đưa các tranh cãi với Trung
Quốc về các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn ở Biển Hoa Nam ra trước tòa án của LHQ,
nhấn mạnh nhu cầu giải quyết các xung đột nóng lâu dài một cách hòa bình dựa
trên cơ sở luật pháp quốc tế."
'Trung Quốc phản ứng'
Trước đó, Trung Quốc đã có phản ứng phản đối
việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế, và gọi đây
là động thái 'đi ngược thỏa thuận' hai bên.
Hôm 31/1/2013, Trang China Daily dẫn lời
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói tại một họp báo ở Bộ
này: "Trung Quốc không đồng ý với với hành động đi ngược lại với thỏa thuận
trước đó."
Theo trang này, Trung Quốc đã ký Tuyên bố về
quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông với các thành viên khác của ASEAN vào năm
2002.
Theo đó, bất cứ tranh chấp trên biển nào đều
phải giải quyết thông qua đàm phán thân thiện có sự tham gia trực tiếp của quốc
gia liên quan.
Ông Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ
giải quyết tranh chấp với Philipines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo
thuận lợi cho quan hệ hai bên, cũng như hòa bình và ổn định trong khu
vực".
Tuy nhiên ông này cũng khẳng định Trung Quốc
có "chủ quyền không tranh cãi với đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Bản đồ đường "lưỡi bò" của TQ bị nhiều quốc
gia trong khu vực và quốc tế phản đối
Hôm 23/1/2013, cũng người phát ngôn này đã
yêu cầu Philipines "tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề," sau
khi Ngoại trưởng Del Rosario tuyên bố chính phủ nước ông quyết định đưa tranh
chấp chủ quyền Biển Đông ra Tòa án Trọng tài một ngày trước đó.
Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành
lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước LHQ về Luật biển.
Ở một diễn biến song phương đầu năm nay,
liên quan quan hệ Philippines với Nhật Bản, quốc gia Đông Á đang bị Trung Quốc
tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku, Manila đã tiếp nhận và tuyên bố "bổ
sung trong vòng 18 tháng" 10 tàu tuần tra mới mà Tokyo tặng nhằm đối trọng với
Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Còn trong một bình luận từ trước với BBC
nhân dịp đánh dấu 54 năm công hàm ngoại giao của cựu thủ tướng Việt Nam Phạm Văn
Đồng gửi Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền 12 hải lý của nước này vào năm 1958,
một chuyên gia luật pháp quốc tế của Pháp bình luận:
"Trung Quốc thường không có xu hướng, chủ
trương đưa ra tòa án quốc tế những vấn đề tranh chấp biển đảo ở những điểm mà
nước này cảm thấy có thể bất lợi, tuy nhiên họ lại có các chiến lược đa động
thái nhằm tuyên truyền các lập trường của họ và tranh thủ mọi diễn đàn để ghi
dấu ấn quốc tế những gì có lợi cho họ nhất," chuyên gia này nói với BBC Việt
ngữ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi