(LĐO) - Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Cả trăm hộ dân Bách Khoa có nguy cơ mất nhà”,
tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi của người dân phường Bách Khoa (Hà
Nội), đặc biệt là đơn tố cáo sự xuất hiện của nhân vật đầy bí ẩn “đại tá CA Phan Anh Cường” trợ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội tranh chấp đất đai với dân.
Theo đơn tố cáo, khoảng tháng 10.2010 tại Trường ĐH Bách khoa HN xuất hiện một người tự xưng là Phan Anh Cường – đại tá CA được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ CA Lê Hồng Anh, của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân về làm trợ lý cho Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Nguyễn Trọng Giảng về vấn đề đất đai.
“Trong các buổi họp, ông Phan Anh Cường luôn thay mặt ông Giảng để làm việc với quận, phường… với thái độ ngạo mạn, coi thường người dân, cán bộ công chức của trường và các sở, ngành của thành phố”.
“Trong các buổi họp, ông Phan Anh Cường luôn thay mặt ông Giảng để làm việc với quận, phường… với thái độ ngạo mạn, coi thường người dân, cán bộ công chức của trường và các sở, ngành của thành phố”.
Phố Trần Đại Nghĩa sầm uất của phường Bách Khoa sẽ là nguồn gốc
của nhiều tranh chấp đất đai nếu Luật Đất đai 2003 không được tôn trọng.
của nhiều tranh chấp đất đai nếu Luật Đất đai 2003 không được tôn trọng.
Để xác minh về nhân vật bí ẩn “đại tá Phan Anh Cường”, PV đã có
buổi làm việc với ông Nguyễn Trọng Giảng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách
khoa HN. Điều đáng ngạc nhiên là ông Nguyễn Trọng Giảng đã xác nhận sự
tồn tại của nhân vật này. Ông Giảng cho biết: “Khi làm đất đai thì
tôi thấy phức tạp lắm! Trường có quan hệ rất chặt chẽ với bên CA. Muốn
tìm hiểu bao nhiêu hộ dân lấn chiếm, có sổ đỏ hay không, trường làm việc
với phường không được, phải mời CA. Trường đã làm CV đề nghị Bộ CA cử
người giúp. Bộ CA đã cử đồng chí Cường. Thực chất tôi cũng chả biết đồng
chí Cường là thượng tá, trung tá hay đại tá, nhưng đồng chí Cường về
giúp trường từ bấy…”.
Ông Giảng cũng cho PV xem QĐ bổ sung “đồng chí Phan Anh Cường- A95 Tổng cục An ninh 2 tham gia Ban 09”
của Trường ĐHBK. Ông Giảng cho biết, Ban 09 được thành lập để giải
quyết tất cả các vấn đề đất đai của trường, khi nào giải quyết xong thì
tự giải tán.
Khi PV tiếp tục hỏi về vai trò của Phan Anh Cường, ông Giảng đã chốt lại: “Tôi
nói một lần thôi, đồng chí Cường được cử sang đây. Hết! Nếu bên Bộ CA
đến đây để làm việc đó thì tôi sẽ cho xem ngay tất cả. Báo chí thì tôi
không có trách nhiệm phải cung cấp đâu”(?!). Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Giảng cũng “khuyên” PV: “Không
nên đưa lên báo chuyện đồng chí Phan Anh Cường vì đồng chí Cường hoạt
động theo nguồn hợp tác giữa ĐH Bách khoa HN và Bộ CA”.
Tại cuộc họp ngày 12.4.2010 do Thanh tra Sở TN&MT TP.Hà Nội chủ trì
với sự tham dự của Sở Tài chính, Sở Xây dựng, quận Hai Bà Trưng, phường
Bách Khoa và Trường ĐH Bách khoa HN để xác minh nguồn gốc sử dụng đất
của hộ ông Trịnh Văn Tiến và các hộ dân tại khu đất tiếp giáp với khuôn
viên nhà D9 Trường ĐH Bách khoa, đại tá Phan Anh Cường đã tham gia đoàn
của Trường ĐH Bách khoa HN, bên cạnh bà Phạm Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng,
ông Hà Duyên Tư – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN.
Tại buổi họp này, ông Phan Anh Cường đã tuyên bố: “Tôi là Phan
Anh Cường, công tác tại Bộ CA. Vừa qua được sự ủy quyền của đồng chí Lê
Hồng Anh sang giúp cho Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Giảng về trợ lý đất
đai…Hôm nay thầy Giảng đi vắng, ủy quyền cho tôi. Việc ông Tiến tham
nhũng tiêu cực thế nào, Bộ CA chúng tôi sẽ điều tra. Nhà trường hôm nay
chính thức tố cáo… Nhà trường kiến nghị với đoàn là đập nhà ông Tiến…”.
Ngay sau bài phát biểu đanh thép của “người được ủy quyền” này, nhiều
thành viên tham dự cuộc họp không khỏi bàn tán, ngờ vực về “tư cách” của
“người được ủy quyền” mà Trường ĐH Bách khoa đem ra hù dọa. Một cán bộ
phường Bách Khoa cho PV biết: “Đây không phải lần đầu ông Phan Anh Cường
tham gia giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn. Từ trước đến nay,
rất nhiều vụ tranh chấp đất đai, mâu thuẫn tại phường đều thấy có sự
xuất hiện của ông Phan Anh Cường tham gia trợ giúp một trong hai bên
tranh chấp”.
Để làm rõ nhân thân của “người được ủy quyền” đầy quyền lực này, đề nghị Bộ CA sớm điều tra làm rõ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi