Dân Làm Báo - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng, việc có luật về sự lãnh đạo của Đảng là phù hợp với tư duy về nhà nước pháp quyền. Đảng vẫn giữ quyền lãnh đạo nhưng không làm thay Quốc hội, không làm thay Chính phủ.
Xin nhắc ông những điều mà ông biết rất rõ:
- Quốc hội gồm có 91,6% đảng viên đảng cộng sản và 8,4% những cá nhân có quyền lợi gắn bó với đảng cộng sản.
- Người đứng đầu Quốc hội là ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị đảng của ông.
- Người đứng đầu chính phủ là ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng là Ủy viên Bộ Chính Trị.
- Tất cả Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm, Thanh tra,
Thống đốc, Viện trưởng - 100% là Ủy viên Bộ Chính trị, hoặc Ủy viên
Trung Ương đảng.
Vậy thì luật nào có thể phù hợp với tư duy nhà nước pháp quyền trong một chế độ mà tư duy đảng quyền đã và đang khống chế và thống trị bởi sự hiện diện của đảng viên cộng sản bao trùm khắp mọi cơ chế chính trị?
Ông cho rằng: "Vấn đề mấu chốt nhất (của sửa hiến pháp) là xác định rõ mối quan hệ quyền lực giữa Đảng và các cơ quan nhà nước, giữa Đảng và người dân.
Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng, trong dự thảo lần này bổ sung thêm nội
dung ở Khoản 2 (Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những
quyết định của mình) là đúng. Nhưng nếu chỉ dừng ở đấy thôi thì chỉ như
một khẩu hiệu và chưa có cơ chế nào để đảm bảo sự giám sát của nhân dân
cũng như đảm bảo Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân."
Thực tế, ông cũng biết rất rõ:
- Cái gọi là mối quan hệ quyền lực giữa đảng và các cơ quan nhà nước
trên thực tế cũng chỉ là mối quan hệ giữa các đảng viên cộng sản với
nhau với các vai trò mà các "đồng chí" của ông "đồng lòng" chia chác.
Đến khi các "đồng chí" không "đồng lòng" thì các ông phải lôi những thứ
quan hệ quyền lực được các ông quy định trên văn bản ra để đấu nhau.
Điều này đã xảy ra và lần sửa đổi này cũng nằm trong mục đích nội bộ các
ông muốn kiểm soát lại quyền lực phe nhóm của đảng các ông.
- Cái gọi là mối quan hệ quyền lực giữa đảng và nhân dân đã được các đảng của ông biến thành mối quan hệ giữa đảng và đại diện của nhân dân. Các đại diện
đó bao gồm: đoàn, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ... tất cả đều là cánh
tay nối dài của đảng, đều được cai quản bởi cán bộ đảng viên.
Ông nói: "Nếu chúng ta nhận thức sâu sắc và có tư duy về Nhà nước pháp quyền thì việc có Luật về sự lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn cần thiết."
Thưa ông nguyên Chủ tịch Văn phòng Quốc hội đồng thời cũng là đảng viên trung thành của đảng CS, nếu chúng... ông có chút nhận xét sâu sắc và có tư duy về Nhà nước pháp quyền thì ngay lập tức đã không thể có cái "sự lãnh đạo của Đảng" (Đảng viết hoa tức là duy nhất, danh từ riêng) và từ đó đã và sẽ không phải, không cần có cái gọi là Luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Bây giờ và sắp tới, nếu các ông bày ra cái "luật về đảng lãnh đạo" thì ai (con người làm nên cơ chế) kiểm soát việc thi hành luật đó. Nếu không phải cũng là đảng viên các ông!?
Ngày nào mà việc lãnh đạo duy nhất của đảng được xem như là đương nhiên,
bất chấp khả năng lãnh đạo, bất chấp sự thoái hóa và suy đồi của mọi
tầng lớp đảng viên mà chính các ông thú nhận; ngày nào mà mọi cơ chế
chính trị, xã hội của Việt Nam đều bị nắm giữ bởi toàn bộ đảng viên đảng
cộng sản, ngày đó mọi tuyên bố của các ông về một nhà nước pháp quyền,
về quan hệ quyền lực giữa đảng và nhà nước đều là bánh vẽ mỵ dân.
PHO - Danlambao |
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
ĐĐêm vui
ĐĐêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm. (Chế Lan Viên)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi