Thủy Giang (Danlambao) - 34 năm trước, vào sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979,
Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới
đất liền với Việt Nam thuộc địa phận 6 tỉnh từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến
Phong Thổ (Lai Châu). Sau một tháng, quân xâm lược rút lui khi cả hai
bên đều thiệt hại nặng nề về người, phía Việt Nam còn bị tổn thất nặng
về tài sản do bị phá hoại tại những tỉnh, làng mạc, khu vực mà lính
Trung Quốc đã chiếm đóng hoặc trên đường lui quân. Một cuộc chiến ngắn
ngủi nhưng đầy thảm khốc.
Hơn 1/3 thế kỷ trôi qua, nhà nước CSVN cố tình làm phai mờ cuộc chiến biên giới Việt-Trung, một vết nhơ trong quan hệ một thời "vừa là đồng chí, vừa là anh em".
Hơn 1/3 thế kỷ trôi qua, nhà nước CSVN cố tình làm phai mờ cuộc chiến biên giới Việt-Trung, một vết nhơ trong quan hệ một thời "vừa là đồng chí, vừa là anh em".
Cuộc chiến biên giới Việt – Trung 2/1979 đôi điều nhớ lại
Bản đồ chi tiết về trục tiến quân của địch quân Trung Cộng xuống đánh nước ta vào tháng 2/1979
Về phía Trung Cộng lực lượng được huy động cho chiến dịch là 28 sư đoàn
bộ binh, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu
đoàn xe tăng, 2 sư đoàn phòng không, ngoài ra còn có nhiều trung đoàn,
tiểu đoàn bộ binh địa phương, biên phòng, các đơn vị binh chủng (công
binh, thông tin, vận tải...), lực lượng dân binh tham gia trực tiếp
chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. Một số sư đoàn không quân và hải quân của
hạm đội Nam Hải cũng được lệnh sẵn sàng phía sau.
Các lực lượng trên chủ yếu được lấy từ 2 quân khu Quảng Châu và Côn
Minh, nhưng cũng có các đơn vị của các quân khu khác như Thành Đô, Thẩm
Dương... tham gia tăng cường.
Lực lượng tham chiến của Việt Nam là các đơn vị thuộc Quân khu 1 và Quân
khu 2 gồm các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ
trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới
Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai Yên Bái), Hà Tuyên (Hà Giang – Tuyên
Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Cuộc chiến kéo dài 16 ngày, chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
5 giờ sáng ngày 17 tháng năm 1979 lực lượng Trung Cộng khoảng 120.000
quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là
pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Tổng cộng quân Trung Cộng xâm
nhập Việt Nam trên 26 điểm, Các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại
nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.
Mặt trận Lào Cai (2/1979)979)
Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất
cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc
vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại
còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu
trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang
theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ
năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối,
các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên.
Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện
thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.
Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Cộng nhanh chóng phải giảm tốc
độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần Hệ thống phòng
thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động
tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn
luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Cộng phải chịu thương vong lớn.
Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương, Đồng
Đăng, Ở Đông Bắc. quân Trung Cộng cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về
phía Lào Cai.
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân Việt Nam
kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Cộng hầu
như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ
và thay đổi chiến thuật tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng
điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và
Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều
phải chịu thương vong cao, có ít nhất 4.000 lính Trung Cộng chết trong
hai ngày đầu này.
Mặt trận Cao Bằng (2/1979)
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt
nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn Sao
Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ
binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh
Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo
vệ phía Tây Nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6,
Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay
từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi
viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày
22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố
nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Cộng chở bộc phá
tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa
chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân
quanh vùng đến đây lánh nạn.
Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế
và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn,
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28/2/1979 quân Trung Cộng chiếm được các
thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh
tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng
ngự có hiệu quả của Vicệt Nam nên quân Trung Cộng tiến rất chậm và bị
thiệt hại nặng. Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên
giới của Trung Quốc.
Giai đoạn 2:
Mặt trận Lạng Sơn (2/1/1979)979)
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27/2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy
giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Suốt ngày
27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng
thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12
ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ
phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc
thọc sang. Trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung
Cộng vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy
đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh. Nhiều trận đánh
đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng
thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng.
Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo
binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng
các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338
hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn
2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân
đoàn 14.
Rút quân:
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh và bắt đầu rút quân.
Tù binh Tàu Cộng
Mặc dù Trung Cộng tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số
nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát
ngày 8/3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
khi quân Trung Cộng đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và
20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng
hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn
bị rút quân, Trung Cộng còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các
công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn
Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,...
Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Cộng hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.
Trở lại câu hỏi - đây là: Một cuộc chiến cố tình bị lãng quên hay là sự phản bội của đảng Cộng sản Việt Nam?
Ba mươi tư năm về trước, lúc 5g25’ sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo
của quân Trung cộng đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía
Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến,
mà đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” (Đặng Tiểu Bình); đối với giới lãnh đạo Việt Nam là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc” (Lê Duẩn). Còn đối với quốc tế thì đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.
Các mũi tiến quân chính của Trung Cộng vào Việt nam
Trận địa gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái
Dù gọi dưới danh xưng gì đi nữa thì cuộc chiến này vẫn là một trong
những trận chiến thảm khốc nhất Việt Nam dưới gốc độ hủy diệt và dã man
trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Không có bất cứ số liệu nào chính thức và đáng tín cậy về con số thương
vong của quân dân hai bên tham chiến, tuy nhiên con số mà người ta ước
lượng là trên 100 ngàn người cho cả hai phía sau gần 30 ngày giao tranh
đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979.
Trên đường tấn công, quân Trung Cộng nã súng không thương tiếc đối với
bất kỳ ai, bất kỳ vật gì mà họ gặp ctrên đường tiến quân. Sư đoàn 163
(Trung Quốc) nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô luận” (giết
người không bi buộc tội) do vậy lính Trung Cộng vô tư, “rộng rãi” sử
dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và kể cả xăng để tiêu diệt từ
làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, ngàn người khác.
Nếu như, ở Bát Xát (Lào Cai), hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết một
cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại
thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày
9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốcc đã giết 43 người gồm 23
phụ nữ, 20 trẻ em, troncg đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị
giết bằng dao như Pol Pốt. 10 ngưcời bị ném xuống giếng, hơn 30 người
khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”
Kết quả đó đã được Đặng Tiểu Bình hả hê xác nhận chủ tâm dã man này trong một bài nói chuyện đúng vào ngày rút quân của Trung Quốc:
“Mười một ngày này trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số
vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy
ngàn người, trên vạn người.”
17/2/1979
Ngày này, ba mươi ba năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về
cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam yêu
nước câu hỏi lớn và đau đớn nhất trong ngày này - đây là một sự lãng
quên vô tình hay phản bội? Bởi toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí
chính thống của nhà nước không hề nêu lên một chữ dù chỉ để nhắc nhớ như
đã từng nhắc nhớ về những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ?
Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đền ơn những người có công
với đất nước người ta không hề nghe đến những người đã hy sinh cho Tổ
quốc trong trận chiến với “quân Trung Quốc xâm lược”. vào tháng 2 năm
1979. Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bia nào
có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị xóa sạch.
Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người đã hy sinh trong trận
chiến nhưng lại đìu hiu đến ngậm ngùi. Nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là
một điển hình chua xót. Cũng từ chủ nghĩa ấy các anh đã cầm súng và hy
sinh, và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay đã biến vào hư không, âm
thầm như nhũng cái chết vô danh. Những nấm mộ này vẫn đang nằm trong
lãng quên của nhiều người, ngoại trừ nỗi buồn đau của người thân các
anh.
Đáng lẽ ngày này phải có lễ kỷ niệm, bởi vì đó là ngày Trung Quốc xâm
lược Việt Nam tàn phá biên giới giết hại nhân dân Việt Nam. Đó là một
dấu mốc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương. Đáng ra phải
có lễ kỷ niệm, nhưng vì sao vậy? Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung
Cộng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp
vừa bịt miệng nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”
Liệu pháp “16 chữ vàng” nào là “4 tốt” xuất
hiện trong bối cảnh nào mà đã xóa sạch mọi vết tích của trận chiến ngày
17/2/1979. Thậm chí nó còn muốn hủy diệt sức đề kháng trước ngoại xâm
của dân tộc Việt Nam?
Những con buôn chính trị, Đặng Tiểu Bình (Tàu Cộng - bên trái trái),
TT Jimmy Carter (Hoa Kỳ - bên phải)
TT Jimmy Carter (Hoa Kỳ - bên phải)
Vì sao hình ảnh “16 chữ vàng” nào là “4 tốt” đã
thay chỗ cho những khuôn mặt đau thương, những thân hình tàn phế cùng
những hy sinh không đếm được của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào trong
cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 – Nguyên do là vì nhóm cầm đầu đảng Cộng
sản Việt Nam đã cam tâm cúi đầu làm tay sai tập đoàn bành trướng, bá
quyền Đại Hán.
Hàng ngàn năm sống bên cạnh Trung Quốc đã cho người Việt Nam quá nhiều
kinh nghiệm và bài học. Chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay
vì luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của dân tộc nên
mới nhận kẻ thù truyền kiếp của dân tộc làm bạn, rồi bây giờ cũng vì
quyền lợi riêng, nên cúi đầu cam tâm thần phục Bắc Kinh. Và ép buộc nhân
dân phải đớn hèn theo họ!
Cuộc chiến biên giới tháng 2/1979 chống quân Trung Quốc xâm lược là
một cuộc chiến cố tình bị lãng quên hay là sự phản bội của đảng Cộng sản Việt Nam!
một cuộc chiến cố tình bị lãng quên hay là sự phản bội của đảng Cộng sản Việt Nam!
danlambaovn.blogspot.com
* Bài viết được tác giả chỉnh sửa lần cuối vào chiều ngày 16/2/2013. Trong bài có trích dẫn tư liệu đăng trên báo chi Việt Nam thời gian xảy ra cuộc chiến và bản đồ theo Lịch sử quân sự Việt Nam.
* Bài viết được tác giả chỉnh sửa lần cuối vào chiều ngày 16/2/2013. Trong bài có trích dẫn tư liệu đăng trên báo chi Việt Nam thời gian xảy ra cuộc chiến và bản đồ theo Lịch sử quân sự Việt Nam.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi