Bỏ điều 4 Hiến pháp hay không bỏ điều 4? Câu hỏi này được xem là
nổi cộm nhất trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 này, ngoài ra,
những vấn đề về luật đất đai, vấn đề dân chủ cũng được đặt ra. Nhưng,
suy cho cùng thì cốt lõi của sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vẫn nằm trong
điều 4.
Cục diện đất nước, vị thế chính trị quốc gia và đường hướng kinh tế của nhiều năm sau cũng nằm trong quyết định thay đổi hay không thay đổi điều 4.
Thử đặt giả thiết nếu thay đổi điều 4? Trong trường hợp này, các vấn đề về dân chủ, sở hữu đất đai sẽ không cần nhắc đến nữa. Vì một chính thể đa đảng sẽ không còn yêu cầu về tính độc tài, độc quyền và nhân danh một thứ sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý nào để thao túng quyền lực và tài sản của nhân dân.
Mọi sự liên quan đến sở hữu quốc gia sẽ được minh bạch, công khai trong chế độ dân chủ đa nguyên, những gì liên quan đến tài sản quốc gia và quyền lợi đất nước sẽ được giám sát bởi các đảng phái đối lập và cả đảng cầm quyền.
Và, một khi không còn tính sở hữu toàn dân, thì sẽ dẫn đến kết quả toàn dân được sở hữu, được xác lập quyền sở hữu căn bản về đất đai cũng như những gì có liên quan đến nó. Vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng sẽ phát triển trong chế độ không còn độc đảng, độc tài.
Trong trường hợp ngược lại, điều 4 Hiến pháp không thay đổi hoặc có thay đổi về mặt hình thức nhưng nội dung vẫn như cũ? Đây sẽ là một cú sốc tiếp theo của lịch sử Việt Nam.
Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ còn bị che lấp bởi chế độ Cộng sản độc tài, tự do ngôn luận hay sở hữu đất đai chỉ là những chân trời viễn mộng, không bao giờ với tới được.
Vì để đảm bảo cho sức mạnh độc tài, đảng cầm quyền sẽ không đời nào trả quyền sở hữu đất đai hoặc mở rộng dân chủ, nhân quyền cũng như tự do ngôn luận cho nhân dân.
Không cần lý luận nhiều, vì nếu họ đủ bản lĩnh và niềm tin để làm điều này thì họ đã chấp nhận dân chủ, đa nguyên từ lâu lắm rồi.
Một khi trả quyền sở hữu đất đai về tay nhân dân, nhà nước Cộng sản sẽ gặp vô vàn khó khăn trong vấn đề đền bù, giải tỏa đất đai vì đây vốn là điểm cực nhạy của chế độ, đồng thời cũng là khoảng trống dễ kiếm tiền nhất, dễ tham nhũng nhất và dễ cướp cạn nhất mà đảng đã dùng với nhân dân mấy mươi năm nay.
Mọi việc chỉ cần nói “nhân danh toàn thể nhân dân” là xem như xong, nhân dân phải ngậm bồ hòn dù biết mình đang bị đối xử bất công.
Và, một khi để nhân quyền, dân chủ cũng như tự do ngôn luận được phát triển, lúc đó sự sợ hãi trong nhân dân sẽ giảm đi, thậm chí được triệt tiêu, tinh thần phản tư, đặt ngược vấn đề về tính chính danh, tính ổn định hay “trung tâm” sẽ được nêu thành câu hỏi.
Hơn bao giờ hết, mọi vết nhơ của đảng cầm quyền sẽ dễ dàng phơi ra ánh sáng công luận trong một đất nước có tự do ngôn luận. Chính vì thế, tất cả những trò diễn kịch như: Chọn thời gian trưng cầu dân ý đúng vào ngay dịp Tết Nguyên Đán để nhân dân không có thời gian theo dõi hay tham gia; Thay vì cơ quan lập pháp soạn thảo dự thảo sửa đồi Hiến pháp thì lại giao công việc này cho Ban Tuyên giáo và Ban lý luận trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhận, Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chỉ đóng vai trò con bù nhìn không hơn không kém vì mọi điều khoản được soạn thảo và dự tính công bố đều không phải do cơ quan này thực hiện.
Dường như vai trò then chốt trong lần sửa đổi này lại rơi vào tay Ban lý luận Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Mà ban này được Trung ương đảng Cộng sản sắm ra chỉ để cho một mục đích duy nhất là lý luận và chứng minh chủ nghĩa Cộng sản là đúng, hoàn hảo và duy nhất đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước là một “tất yếu lịch sử”.
Đó là chưa nói đến thành phần nhân dân, cử tri đóng góp sửa đổi gồm những ai? Các ông bà đảng viên hưu trí, những cựu đảng viên khét tiếng bôn-sê-vic trong quá trình công tác phục vụ đảng và những người “được chọn lọc” để tham gia góp ý.
Trên thực tế, nói là tham gia gióp ý nhưng theo dõi trên các trên các kênh truyền hình trong nước thì cái gọi là “cử tri tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp” này là một đội ngũ tuyên truyền viên Cộng sản trá hình.
Mọi lần “góp ý” phát trên truyền hình trung ương và địa phương đều không thấy góp ý gì ngoài việc các ông, các bà đứng lên ra rả khen chế độ Cộng sản là ưu việt và tuyên bố hùng hồn rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân là một tất yếu lịch sử!”.
Tất cả những dấu hiệu trên đều cho ra một đáp án duy nhất: Nhà nước Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục diễn kịch (dù rất lố bịch!) về tính dân chủ trong sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhưng trên thực tế là để tuyên truyền, duy trì quyền độc tài, độc đảng thông qua điều 4 (trá hình bằng thứ hình thức khác).
Vì sao họ lại làm như thế? Vì trên thực tế, chưa bao giờ chủ nghĩa Cộng sản lại rơi vào bế tắc như hiện nay, đặc biệt là trong tình thế mà chế độ độc tài đã lộ rõ chân tướng của một con quái thú khác xa bản chất loài người tiến bộ.
Nếu lựa chọn một cách công tâm, chẳng ai đủ ngu ngốc để chọn thể chế Cộng sản lãnh đạo đất nước, và kinh tởm hơn là Cộng sản độc tài.
Trong trường hợp này, giả sử có một sân chơi chính trị tiến bộ, sòng phẵng, chắc chắn đảng Cộng sản không có cơ hội tồn tài trên mọi nghĩa trong thế giới tiến bộ này.
Chính vì thế, chỉ còn một cách lựa chọn duy nhất cho họ là phải độc tài, độc đảng bằng mọi giá. Và, muốn độc tài thì phải duy trì điều 4 Hiến pháp bằng mọi cách, chỉ có như thế mới có cơ hội bóp chặt tự do, dân chủ, nhân quyền cũng như cắt đứt tự do ngôn luận, cắt đứt những phản ánh có tính truyền thông về sự sai trái, tội ác và khủng hoảng của Cộng sản.
Nhưng, làm như thế liệu có đảm bảo được quyền lực của họ hay không? Xin thưa là dù có bỏ thêm vào sau điều 4 một điều 5, 6 hoặc điều N nào đó để nâng cao, thít chặt sự độc tài, độc đảng của chế độ Cộng sản trên đất nước Việt Nam, cục diện lịch sử vẫn không thay đổi, vì lịch sử có qui luật riêng của nó, nó được xây dựng và hình thành bởi một dân tộc chứ không bởi một phe nhóm nhỏ lẻ nào.
Trên tinh thần này, hơn ba triệu đảng viên Cộng sản (gồm cả những đảng viên cấp tiến) có làm cách gì để duy trì “con thuyền độc tài” cũng khó mà lường được sóng gió từ “thủy triều nhân dân” với dân số xấp xỉ 90 triệu người.
Cộng sản càng cố gắng duy trì độc tài càng cho thấy rõ hơn rằng khả năng tồn tại một cách bình thường của họ rất kém, nếu không nói là không có. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghe ra còn mang thêm một dự cảm thay đổi lịch sử nào đó đang âm ỉ, khó lường!
Cục diện đất nước, vị thế chính trị quốc gia và đường hướng kinh tế của nhiều năm sau cũng nằm trong quyết định thay đổi hay không thay đổi điều 4.
Thử đặt giả thiết nếu thay đổi điều 4? Trong trường hợp này, các vấn đề về dân chủ, sở hữu đất đai sẽ không cần nhắc đến nữa. Vì một chính thể đa đảng sẽ không còn yêu cầu về tính độc tài, độc quyền và nhân danh một thứ sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý nào để thao túng quyền lực và tài sản của nhân dân.
Mọi sự liên quan đến sở hữu quốc gia sẽ được minh bạch, công khai trong chế độ dân chủ đa nguyên, những gì liên quan đến tài sản quốc gia và quyền lợi đất nước sẽ được giám sát bởi các đảng phái đối lập và cả đảng cầm quyền.
Và, một khi không còn tính sở hữu toàn dân, thì sẽ dẫn đến kết quả toàn dân được sở hữu, được xác lập quyền sở hữu căn bản về đất đai cũng như những gì có liên quan đến nó. Vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng sẽ phát triển trong chế độ không còn độc đảng, độc tài.
Trong trường hợp ngược lại, điều 4 Hiến pháp không thay đổi hoặc có thay đổi về mặt hình thức nhưng nội dung vẫn như cũ? Đây sẽ là một cú sốc tiếp theo của lịch sử Việt Nam.
Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ còn bị che lấp bởi chế độ Cộng sản độc tài, tự do ngôn luận hay sở hữu đất đai chỉ là những chân trời viễn mộng, không bao giờ với tới được.
Vì để đảm bảo cho sức mạnh độc tài, đảng cầm quyền sẽ không đời nào trả quyền sở hữu đất đai hoặc mở rộng dân chủ, nhân quyền cũng như tự do ngôn luận cho nhân dân.
Không cần lý luận nhiều, vì nếu họ đủ bản lĩnh và niềm tin để làm điều này thì họ đã chấp nhận dân chủ, đa nguyên từ lâu lắm rồi.
Một khi trả quyền sở hữu đất đai về tay nhân dân, nhà nước Cộng sản sẽ gặp vô vàn khó khăn trong vấn đề đền bù, giải tỏa đất đai vì đây vốn là điểm cực nhạy của chế độ, đồng thời cũng là khoảng trống dễ kiếm tiền nhất, dễ tham nhũng nhất và dễ cướp cạn nhất mà đảng đã dùng với nhân dân mấy mươi năm nay.
Mọi việc chỉ cần nói “nhân danh toàn thể nhân dân” là xem như xong, nhân dân phải ngậm bồ hòn dù biết mình đang bị đối xử bất công.
Và, một khi để nhân quyền, dân chủ cũng như tự do ngôn luận được phát triển, lúc đó sự sợ hãi trong nhân dân sẽ giảm đi, thậm chí được triệt tiêu, tinh thần phản tư, đặt ngược vấn đề về tính chính danh, tính ổn định hay “trung tâm” sẽ được nêu thành câu hỏi.
Hơn bao giờ hết, mọi vết nhơ của đảng cầm quyền sẽ dễ dàng phơi ra ánh sáng công luận trong một đất nước có tự do ngôn luận. Chính vì thế, tất cả những trò diễn kịch như: Chọn thời gian trưng cầu dân ý đúng vào ngay dịp Tết Nguyên Đán để nhân dân không có thời gian theo dõi hay tham gia; Thay vì cơ quan lập pháp soạn thảo dự thảo sửa đồi Hiến pháp thì lại giao công việc này cho Ban Tuyên giáo và Ban lý luận trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhận, Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội chỉ đóng vai trò con bù nhìn không hơn không kém vì mọi điều khoản được soạn thảo và dự tính công bố đều không phải do cơ quan này thực hiện.
Dường như vai trò then chốt trong lần sửa đổi này lại rơi vào tay Ban lý luận Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Mà ban này được Trung ương đảng Cộng sản sắm ra chỉ để cho một mục đích duy nhất là lý luận và chứng minh chủ nghĩa Cộng sản là đúng, hoàn hảo và duy nhất đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước là một “tất yếu lịch sử”.
Đó là chưa nói đến thành phần nhân dân, cử tri đóng góp sửa đổi gồm những ai? Các ông bà đảng viên hưu trí, những cựu đảng viên khét tiếng bôn-sê-vic trong quá trình công tác phục vụ đảng và những người “được chọn lọc” để tham gia góp ý.
Trên thực tế, nói là tham gia gióp ý nhưng theo dõi trên các trên các kênh truyền hình trong nước thì cái gọi là “cử tri tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp” này là một đội ngũ tuyên truyền viên Cộng sản trá hình.
Mọi lần “góp ý” phát trên truyền hình trung ương và địa phương đều không thấy góp ý gì ngoài việc các ông, các bà đứng lên ra rả khen chế độ Cộng sản là ưu việt và tuyên bố hùng hồn rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân là một tất yếu lịch sử!”.
Tất cả những dấu hiệu trên đều cho ra một đáp án duy nhất: Nhà nước Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục diễn kịch (dù rất lố bịch!) về tính dân chủ trong sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhưng trên thực tế là để tuyên truyền, duy trì quyền độc tài, độc đảng thông qua điều 4 (trá hình bằng thứ hình thức khác).
Vì sao họ lại làm như thế? Vì trên thực tế, chưa bao giờ chủ nghĩa Cộng sản lại rơi vào bế tắc như hiện nay, đặc biệt là trong tình thế mà chế độ độc tài đã lộ rõ chân tướng của một con quái thú khác xa bản chất loài người tiến bộ.
Nếu lựa chọn một cách công tâm, chẳng ai đủ ngu ngốc để chọn thể chế Cộng sản lãnh đạo đất nước, và kinh tởm hơn là Cộng sản độc tài.
Trong trường hợp này, giả sử có một sân chơi chính trị tiến bộ, sòng phẵng, chắc chắn đảng Cộng sản không có cơ hội tồn tài trên mọi nghĩa trong thế giới tiến bộ này.
Chính vì thế, chỉ còn một cách lựa chọn duy nhất cho họ là phải độc tài, độc đảng bằng mọi giá. Và, muốn độc tài thì phải duy trì điều 4 Hiến pháp bằng mọi cách, chỉ có như thế mới có cơ hội bóp chặt tự do, dân chủ, nhân quyền cũng như cắt đứt tự do ngôn luận, cắt đứt những phản ánh có tính truyền thông về sự sai trái, tội ác và khủng hoảng của Cộng sản.
Nhưng, làm như thế liệu có đảm bảo được quyền lực của họ hay không? Xin thưa là dù có bỏ thêm vào sau điều 4 một điều 5, 6 hoặc điều N nào đó để nâng cao, thít chặt sự độc tài, độc đảng của chế độ Cộng sản trên đất nước Việt Nam, cục diện lịch sử vẫn không thay đổi, vì lịch sử có qui luật riêng của nó, nó được xây dựng và hình thành bởi một dân tộc chứ không bởi một phe nhóm nhỏ lẻ nào.
Trên tinh thần này, hơn ba triệu đảng viên Cộng sản (gồm cả những đảng viên cấp tiến) có làm cách gì để duy trì “con thuyền độc tài” cũng khó mà lường được sóng gió từ “thủy triều nhân dân” với dân số xấp xỉ 90 triệu người.
Cộng sản càng cố gắng duy trì độc tài càng cho thấy rõ hơn rằng khả năng tồn tại một cách bình thường của họ rất kém, nếu không nói là không có. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghe ra còn mang thêm một dự cảm thay đổi lịch sử nào đó đang âm ỉ, khó lường!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi