Vũ Cao Đàm
Giới thiệu vài dòng tiểu sử của GS. VũCao Đàm:
“…
Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất
nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc
Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc
dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.
Đức
Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai
trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch. Nhưng rồi
vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam
ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ
lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay.
Tôi
nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930,
khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực
Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng
lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấuấn của
hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng
giađình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối…”
Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá:
Thương
lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông
thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng
từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con
trâu.
Thế
là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán…
vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất
ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt
Nam .
Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua
biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có
cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu
mua móng trâu là vì như thế!
Ở
một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những
bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm
của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương
ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi
là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn
trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc
bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến
lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam.
Hàng
tốp thương lái Tàu xuất hiện từHà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè
vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu
mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang
bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy
chè Việt Nam .
Không
còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè
nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi
chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản
lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho
nông dân Việt Nam.
Thâm
độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên
trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường
điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt”
để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”.
Có
nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong”
mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ
không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các
tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản
xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).
Cho
đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà
đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua
cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng
lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua
để làm gì?
Đến
khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì
mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin
của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xửthế
nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải
đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp
quang.
“Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi
Sau
1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi.
Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một
viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúpđỡ thủy lợi của người “đồng
chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video
clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung.
Trời
ơi, chúng ta không thể tưởng tượngđược, người “đồng chí tốt” đã làm
những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên
các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáyđể làm sạt lở bờ phía
Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” (Trung
cọng) bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây
nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó.
Xem
xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường,
Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳmột triều đại nào trước Triều
đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt
Nam.
Việt
Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn
tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược
thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung
Cộng.
Tôi
hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà
Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứađựng những “yếu tố đểu” tương
tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu…“Tôi khó
trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.
Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường“gien” Việt Nam
Trên
đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi
vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ,hỏi anh bạn ngồi bên phải
tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu
“Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”.
Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)…
Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh.
Làng
sinh viên HACINKO (Phố Ngụy NhưKontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn
500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họchen lấn trong thang máy và trong
nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơiđùa leo lên leo xuống,
không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng
bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu. Tối tối sinh viên Tàu
trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới
hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn
thỉu, ngông nghênh và láo xược.
Sao
mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có
quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một
tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB,
hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy
điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ
các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho
cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt
Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi
có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên,
thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với
nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).
Chúng
ta nhìn thấy một cảnh tượng đangđến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng
đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập
Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉchiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế
kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâuđó, chúng ta có thể rất
cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số
trên chính đất nước mình?”.
Và
rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa?Gần đây chắc là Trung Nam Hải
đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm
lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước
hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trịQuốc gia Hồ
Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu
nghịViệt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử… và rồi không biết còn
những thứ gì nữa.
Viết
đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các
nghệ sỹ ca ngợi… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của
dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn.
Ngẫu
nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc
miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhàđịa chất, cũng có thời đi tu
nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện
Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm
hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi.
Cánh
rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam . Bọn địa chất chúng tôi
lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng
tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ
cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”…Và thế là những cánh hoa
mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị
“vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc.
Hoa mộc miên
Ấy
thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi
“Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa
đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng
sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạtđến đó; Cây
mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì
có cây hoa mộc miên!”.
Hoa mộc miên
Trung
Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy
có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài
viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối.
Chính
những người cộng sản Trung Hoađã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm
của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức
Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là
Tổ quốc thứ hai của mình.
Vũ Cao Đàm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi