Bùi Thị Minh Hằng. Ảnh: hrw.org. |
Năm 2012 qua đi với bao điều trăn trở. Có thể nói, chưa bao giờ đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng từ kinh tế- văn hóa- chính trị- ngoại giao- nội trị.
Đặc biệt nguy
cơ ngoại xâm, có cả mầm mống nội xâm mà nguyên nhân không phải bột phát
của ngày hôm nay mà có nguyên nhân sâu sa, gốc rễ từ nhiều yếu tố khách
quan, chủ quan của hàng chục năm về trước. Không thể phủ nhận, đó chính
là lỗi hệ thống không thể sửa chữa, mà nay đã hội tụ đủ điều kiện để
phát triển rất nhanh có khả năng đưa dân tộc Việt Nam trở về đêm trước
của đêm dài nô lệ ngàn năm Bắc thuộc. Mặt khác nguyên nhân không kém
phần nguy hiểm chính là sự phụ thuôc toàn diện của một xã hội về mọi mặt
khi đề cao đồng ý thức hệ với cộng sản Trung quốc có thể biến hơn 80
triệu dân Việt nhanh chóng mất hết tất cả những gì mà hàng chục triệu
sinh mạng đã chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, hàng triệu gia đình
ly tán, truyền thống cả ngàn năm dựng nước và giữ nước nhanh chóng trở
về con số không tròn trĩnh.
Đứng trước nguy cơ rất thật đó, hãy xem
những phụ nữ Việt, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu suy nghĩ và phản ứng như
thế nào? Xin giới thiệu 5 khuôn mặt tiêu biểu của năm khá là sôi động
2012 để suy ngẫm, chiêm ngưỡng (danh sách sắp xếp theo thứ tự ngâu
nhiên).
1- Nữ nghệ sỹ Kim Chi
Diễn
viên điện ảnh có nhiều vai diễn nổi tiếng. Thân phụ bà là liệt sỹ chống
Pháp. Bản thân bà tập kết ra bắc khi còn rất trẻ. Sau khi học xong khóa
diễn viên điện ảnh khóa đầu tiên, bà quay trở lại phục vụ chiến trường
ác liệt miền nam suốt 10 năm, trước 1975. Câu nói nổi tiếng của bà:
''Tôi không muốn trong nhà mình có chữ kí của kẻ làm nghèo đất nước, làm
khổ nhân dân. Với tôi, điều đó rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc
phạm.'' Có thể thấy bà không chỉ vạch mặt chỉ tên đích danh thủ tướng
đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng mà còn cảnh báo toàn hệ thống, chế độ với
những sai, trái không thể vãn hồi.
2- Bùi Thị Minh Hằng
Khuôn mặt đến từ Vũng Tàu. Quê gốc Sơn
Tây Hà Nội. Chị có khuôn mặt, vóc dáng bình dị như hàng triệu phụ nữ
Việt Nam bình dị khác. Bố chị, sỹ quan của một trường pháo binh sinh
thời thường hay cho chị cùng sinh hoạt với các chú bộ đội từ khi chị còn
rất bé đã ngẫu nhiên thổi hồn vào chị tính cách mạnh mẽ của những người
lính. Chị có phong cách đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên những
năm 1960, thế hệ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chiến tranh tàn khốc một
nửa phía Nam song song với những bất cập to lớn phía Bắc, khi Việt Nam
dân chủ cộng hòa chập chững những bước đi đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Bắt đầu từ năm 2007 cho tới nay, khi nhà
cầm quyền cộng sản Trung Quốc liên tục có những động thái gây hấn xâm
lấn từ đất liền tới biển đảo Việt Nam. Chính quyền Việt Nam không những
im lặng khó hiểu mà còn có những hành động đàn áp, bắt bớ giam cầm những
người yêu nước biểu tình ôn hòa, chà đạp lên nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, chà đạp lên luât pháp do chính mình xây dựng lên thông qua
hiến pháp. Bùi Thị Minh Hằng đã hòa vào dòng người can đảm đó. Chị đã
nhiều lần bị bắt trái pháp luật và điển hình là chính quyền (tà đạo, như
từ của chị) đã bất chấp pháp luật, bắt giam chị không thông qua xét xử
với cái án 2 năm ở cái nhà tù trá hình mang cái tên mỹ miều ''Trại phục
hồi nhân phẩm'' ngoại thành Hà Nội. Với sự phản kháng bản thân mãnh liệt
cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi của những người yêu chuộng tự do,
công lý trong nước, sức ép của hàng triệu đồng bào Việt Nam xa tổ quốc,
sức ép lớn của dư luận quốc tế, cuối cùng, nhà cầm quyền đã buộc phải
trả tự do cho chị sau 5 tháng giam cầm trong điều kiện hết sức khắc
nghiệt.
Hiện nay chị là thành viên câu lạc bộ
bóng đá NO-U, câu lạc bộ có các cổ động viên, thành viên ra sân luôn mặc
áo có biểu tượng NU-U kèm lo go là hình bản đồ biển Đông có hình đường
''lưỡi bò'' phi lý do Trung Quốc ngụy tạo bị gạch chéo. Chị còn là biểu
tượng kiên cường của làn sóng nhân dân từ Nam chí Bắc đứng lên chống bất
công xã hội, đòi tự do công bằng trong một xã hội đảng trị, công an
trị. Chị luôn đồng hành cùng những người dân oan cả nước dũng cảm đứng
lên đấu tranh với những sai trái hết sức bất công của nhà cầm quyền độc
trị mà làn sóng này đang làm lung lay tận gốc hệ thống chính trị đang
đến hồi vãn cuộc.
Câu nói nổi tiếng của chị ''Nếu như nhà
cầm quyền phi nhân này tiếp tục có những hành động phi lý chà đạp lên
những người yêu nước bất chấp luật pháp và đạo lý thì chị sẽ tự thiêu,
và cái chết của chị sẽ là bản án chế độ tàn bạo ra toàn thế giới. Nhưng
trước mắt, chị sẽ phải đòi bằng được những gì chế độ còn nợ chị cả bằng
tài sản cá nhân của chị lẫn giá trị tinh thần''.
3- Tạ Phong Tần
Nguyên
là sĩ quan công an nhân dân Việt Nam, là người từng trải qua hệ thống,
chị không thể chấp nhận sự giả dối phi nhân của hệ thống lừa mị đó lên
chị quyết định đứng về phía nhân dân. Chị có nhiều bài báo cổ vũ nhân
quyền đăng trên mạng mà chính quyền chuyên chế không dễ chấp nhận nên
chị bị bắt trái phép đã nhiều lần. Mẹ đẻ của chị, người đàn bà không có
điều kiện học hành, không thể chịu được sức ép và mưu mô thâm hiểm của
công an nên đã tự thiêu khi chị còn đang trong thời gian tạm giam. Không
thể khuất phục được chị, chính quyền đã ngụy tạo ra một phiên tòa bỏ
túi kết án chị và hai người bạn của chị là blogger Điếu Cầy, blogger Anh
Ba Sài Gòn bản án rất nặng về cái gọi là tội ''chống lại chính quyền
nhân dân'' rất mơ hồ. Dư luận tiến bộ cả nước, dư luận quốc tế đang đấu
tranh mạnh mẽ đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay, vô điều kiện
cho những người yêu nước này.
4- Nhà văn Y Ban
Là
thành viên của hội đồng chấm giải hàng năm, chị đã phủ nhận khả năng
thẩm định của các thành viên hội đồng. Theo chị, cách chấm giải và cách
thẩm định có quá nhiều bất cập. Có thể hiểu cách khác, hội nhà văn Việt
Nam từ lâu có đời sống như một con ''sen'' và trao giải cũng được, không
trao cũng không sao. Chị kiên quyết không nhận giải của chính mình, một
hành động trong thời điểm hiện tại có thể mang nhiều ý nghĩa. Dư luận
đã thêm một điểm cho nữ nhà văn này bởi nhà văn rất hiếm khi từ chối
nhận giải của mình. Nhà văn vốn thích ''văn mình vợ người'' mà.
5- Nguyễn Phương Uyên
Đây là trường hợp đặc biệt. Đặc biệt bởi
phản biện lại mệnh đề '' Tuổi trẻ ngày nay bị nhồi sọ, chỉ biết ăn chơi
hưởng thụ, không quan tâm gì tới vận mệnh cũng như tình hình chính trị
của đất nước''. Xét về hiện tượng thì mệnh đề trên có phần đúng. Đến nhà
thơ Đỗ Trung Quân còn phải thốt lên khi chứng kiến các fan cuồng, đại
đa số là những sinh viên được cho là những dường cột của đất nước trong
tương lai, gào khóc, lăn lộn dưới trời mưa ở sân bay khi đón thần tượng
K- Pop của mình. Thậm chí còn hôn lên chiếc ghế thần tượng Hàn Quốc vừa
đặt đít. Thậm chí ông còn đau xót khi để ý chi tiết các Ten K- Pop Hàn
Quốc trên lầu cao vén rèm khinh bỉ cười thầm cái lũ ''ngu'' ở dưới sân
đang lăn lộn gào khóc, lên đồng tập thể, nước mắt lưng dòng.Ông còn làm
thơ đại ý ( Khuyên tuổi trẻ hãy tiết kiệm những giọt nước mắt. Giọt nước
mắt nên dành cho ông, bà cha mẹ, cho những người đã ra đi vì đất nước,
cho vận nước điêu linh. Đã có rất nhiều phản hồi từ giới trẻ, thậm chí
là những cuộc bút chiến. Buồn thay, có rất nhiều ý liến phản hồi từ giới
trẻ tựu trung họ đổ lỗi cho người lớn, và chính người lớn đã góp phần
dựng lên thảm trạng hôm nay khi những cái đầu ngay từ khi đi mẫu giáo đã
được làm ''sạch''.
Đúng sai cứ để xã hội trả lời. Chỉ biết
sinh viên Nguyễn Phương Uyên, mới 20 tuổi, sinh viên đại học công nghệ
thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, là sinh viên giỏi, là chi hội trưởng
đoàn TNCS HCM đứng trước nguy cơ độc lập đất nước có thể bị đe dọa, quốc
nạn tham nhũng có thể dìm đất nước trở lại thời kì đen tối, đã dũng cảm
chia sẻ, không để ''mọi việc đã có nhà nước lo''. Uyên làm thơ ''Vì độc
lập đất nước, chống Trung Quốc- Vì danh dự dân tộc chống tham nhũng''.
Đây là quan điểm cá nhân của em đáng lẽ nhà nước phải ghi nhận nhưng
than ôi, ở cái thời nhà nước ''hèn với giặc- ác với dân'' nên con họa mi
bé nhỏ đã sớm ''gặm một mối căm hờn trong cũi sắt'' li kì như một cuộc
bắt cóc của cả một hệ thống quốc gia chống lại một sinh viên nữ mới tròn
20 tuổi.
Tuổi trẻ cả nước không hèn. Ghi nhận
Phương Uyên một dấu son. Tuổi trẻ cả nước đang âm thầm chuẩn bị để từ
một đốm lửa nhỏ sẽ biến thành biển lửa , không bạo lực nào ngăn cản
được. Nhân dịp năm mới, rắn chẳng mong hóa thành rồng. Cung chúc tân
xuân. Cầu mong hạnh phúc, làn gió mới đến 5 khuôn mặt phụ nữ tiêu biểu
trong năm của chúng ta. Cầu mong Việt Nam, đất nước yêu dấu của chúng ta
vượt qua được những đau đớn, mất mát, sẽ ngẩng cao đầu đón một mùa xuân
đúng nghĩa. Măn nồng cung chúc tân xuân.
Bạn đọc Trần Đại Tài – vietinfo.eu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi