Human Rights Watch -
(Luân Đôn) — Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét trong bản
Phúc trình Toàn cầu 2013, chính quyền Việt Nam đang đàn áp các quyền tự
do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa một cách có hệ thống, đồng thời
trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phanh phui
các vụ tham nhũng của giới quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ
thay thế cho chế độ độc đảng.
Trong bản phúc trình dài 665 trang
của mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá tiến bộ về nhân quyền
tại hơn 90 quốc gia trong năm vừa qua, có kèm theo phần phân tích về tác
động của Mùa xuân Ả-rập.
Trong năm 2012, các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền tùy tiện bắt giữ,
giam giữ cách ly trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với nguồn
trợ giúp pháp lý hoặc gia đình, bị tra tấn và xét xử tại các phiên tòa
có chỉ đạo chính trị với các mức án tù nặng nề vì đã vi phạm các điều
luật về an ninh quốc gia hoặc các điều khoản hình sự khác có nội dung mơ
hồ.
“Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa trong
năm 2012, khi chính quyền theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với
những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang
ngày một gia tăng,” ông Brad Adams,
Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Trong
lúc một quốc gia láng giềng, đồng thành viên ASEAN là Miến Điện đang
trải qua những thay đổi sâu sắc, chính quyền Việt Nam càng thể hiện rõ
nét sự tương phản, qua các chính sách lạc hậu, các hành vi đàn áp những
nhà hoạt động, kìm hãm sự phát triển của đất nước.”
Vào ngày 24.9.2012, công an câu lưu
Nguyễn Trí Dũng và mẹ, ngăn cản họ tới dự phiên xử ba blogger nổi tiếng,
trong đó có cha anh là Nguyễn Văn Hải. Sau khi tòa tuyên án, công an
lột chiếc áo của Dũng với khẩu hiệu: Tự do cho người yêu nước. - © 2012
VRNs
Trong năm ngoái, có sự gia tăng chưa từng thấy của các tiếng nói phê
phán nhằm vào Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
phải chịu liên tiếp nhiều đợt công kích từ nội bộ giới lãnh đạo và Quốc
hội, dẫn đến ý kiến công khai kêu gọi ông Dũng từ chức do đại biểu quốc
hội Dương Trung Quốc đưa ra trong tháng Mười một. Những tiếng nói phê
phán xuất hiện giữa lúc một số đại gia và cán bộ doanh nghiệp nhà nước
nhiều quan hệ quyền thế bị bắt vì tình nghi tham nhũng và các tội phạm
kinh tế khác, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rớt xuống mức thấp
nhất trong 13 năm, và đang có một cuộc đấu đá nội bộ giữa ông Dũng với
các lãnh đạo cao cấp khác, trong đó có Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang.
Các blogger và nhiều người khác tham gia đóng góp tiếng nói phê phán
quan chức và chính sách nhà nước, để rồi nhiều người bị bắt và xử tù.
Tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử
nhiều năm tù theo các điều 79 (lật đổ), 87 (phá hoại đoàn kết), 88
(tuyên truyền chống nhà nước), 89 (phá rối an ninh) và 258 (xâm phạm lợi
ích nhà nước) của bộ luật hình sự, cho thấy sự gia tăng đáng kể so với
năm 2011. Ngoài ra, có thêm ít nhất 31 người khác bị bắt và tạm giam
chưa xét xử, tính đến hết năm 2012.
Chính quyền cố gắng khống chế tự do internet bằng dự thảo Nghị định về
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên
mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống nhà
nước hay đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước
hay quảng bá các ý tưởng “phản động” trên mạng internet. Chính
quyền tiếp tục ngăn chặn đường truy cập đến các trang mạng nhạy cảm về
chính trị, và yêu cầu các chủ đại lý internet phải theo dõi và lưu trữ
thông tin về các hoạt động trên mạng của khách hàng. Trong tháng Chín,
ông Dũng ra lệnh phải siết thêm một bước nữa, yêu cầu Bộ Công an điều
tra các blog và trang mạng không vừa ý chính quyền, và trừng phạt những
người đã lập ra các trang này.
“Việc các nhà tài trợ và những ai quan tâm đến sự phát triển của Việt
Nam phóng tay chi những khoản tài trợ khổng lồ và đầu tư to lớn mà không
hề sử dụng vị thế của mình để yêu cầu chấm dứt đàn áp đã kéo dài quá
lâu,” ông Adams nói. “Cứ mỗi ý kiến công khai phê phán về tình hình
nhân quyền Việt Nam được một chính phủ nước ngoài đưa ra, lại có hàng
chục phái đoàn sang thăm để tạo cơ hội chụp hình và quảng bá cho một
chính quyền vốn có thành tích tồi tệ về nhân quyền.”
Gia tăng đàn áp
Chỉ dấu cho thấy xu hướng đàn áp đang gia tăng, nhằm đối phó với những
tiếng nói bất đồng chính kiến ngày càng nhiều, là một loạt các vụ xử án
trong năm 2012 dẫn đến án tù cho những người chỉ thực thi các quyền tự
do cơ bản của mình, được nêu chi tiết trong Phúc trình Toàn cầu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Đơn cử, vào tháng Ba, Mục sư Tin lành bất đồng chính kiến Nguyễn Công
Chính bị kết án 11 năm tù với tội danh “phá hoại khối đoàn kết dân tộc.”
Hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Hồ Thị Huệ và Nguyễn Bích Thủy
phải nhận mỗi người hai năm tù vì tham gia biểu tình phản đối trưng thu
đất đai ở tỉnh Tây Ninh.
Trong các vụ án điểm khác vào tháng Ba, tháng Năm và tháng Chín, năm nhà
hoạt động Công giáo – Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương,
Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn bị kết án từ 2 năm 6 tháng đến 4 năm tù
mỗi người vì phát tán các truyền đơn ủng hộ dân chủ. Trong một phiên xử
chớp nhoáng vào ngày 24 tháng Chín, tòa án kết tội ba blogger bất đồng
chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam là Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu
Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) vi phạm điều 88
bộ luật hình sự và xử họ lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù (sau đó mức án
của Phan Thanh Hải được giảm xuống còn ba năm). Chính quyền cũng vận
dụng điều 88 để dập tắt tiếng nói của các nhà vận động nhân quyền và
blogger khác. Vào tháng Mười, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh
Trí (nghệ danh Việt Khang) bị kết án lần lượt là sáu năm và bốn năm tù,
vì đã viết các ca khúc phê phán chế độ.
Năm 2012 kết thúc với một cú đòn nặng nề nữa giáng vào nhân quyền: việc
bắt giam luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân ở Hà Nội vào ngày 27
tháng Chạp với cáo buộc trốn thuế có vẻ có động cơ chính trị, vì trước
đó ít ngày ông viết một bài phê bình vai trò lãnh đạo được trao cho Đảng
Cộng sản trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Đất đai vẫn là vấn đề nóng bỏng, khi nông dân và cư dân nông thôn phải
đối mặt với nạn trưng thu đất đai tùy tiện của quan chức chính quyền và
các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.
“Mâu thuẫn về đất đai liên tiếp dẫn đến các vụ xung đột bạo lực giữa
người dân và các lực lượng an ninh, và nếu chính quyền không giải quyết
các khiếu tố của người dân một cách thỏa đáng, việc các xung đột xã hội
tiếp tục bùng nổ là điều không thể tránh khỏi,” ông Adams nói.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng bày tỏ quan ngại về nạn tra tấn và các
hình thức ngược đãi khác của công an. Theo số liệu của báo chí do nhà
nước kiểm soát, có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ,
chỉ tính riêng trong chín tháng đầu năm 2012, trong đó có những người bị
đánh đến chết. Công an sử dụng bạo lực quá mức cần thiết để đối phó với
các cuộc biểu tình đông người. Ví dụ như, vào ngày mồng 5 tháng Tám,
chính quyền sử dụng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà
Nội để phản đối cách ứng xử của chính quyền Trung Quốc về chủ quyền ở
hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ
quyền.
Nghị định 92 của Chính phủ ban hành ngày mồng 8 tháng Mười một có tác
dụng tăng cường kiểm soát tự do tôn giáo qua việc đặt ra những quy định
mới về điều kiện cho các nhóm tôn giáo được công nhận chính thức, như
phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ. Chính
quyền thường hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, yêu cầu
về đăng ký, và bằng hành động sách nhiễu và đe dọa các nhóm không được
công nhận hoặc có nghi vấn chính trị, trong đó có các nhóm Phật giáo,
Tin lành, Công giáo và các cộng đồng tín ngưỡng khác.
“Phải coi năm 2012 vừa qua như một hồi chuông thức tỉnh những người,
ví dụ như chính phủ Nhật Bản, vẫn làm ăn bình thường với chính quyền
Việt Nam trong lúc các công dân Việt Nam thường xuyên bị kết các mức án
tù nhiều năm chỉ vì đơn thuần bày tỏ ý kiến của mình,” ông Adams phát biểu.
http://www.hrw.org/vi/news/2013/02/01/vi-t-nam-leo-thang-dan-ap-nh-ng-ng-i-phe-phan-chinh-quy-n
* * *
Retrograde Policies, Persecuting Activists Holds Back Development
Human Rights Watch
(London, February 1, 2013) – The Vietnamese government is
systematically suppressing freedom of expression, association, and
peaceful assembly, and persecuting those who question government
policies, expose official corruption, or call for democratic
alternatives to one-party rule, Human Rights Watch said today in its World Report 2013.
In its 665-page report, Human Rights Watch assessed progress on human
rights during the past year in more than 90 countries, including an
analysis of the aftermath of the Arab Spring.
In 2012, authorities arbitrarily arrested activists, held them
incommunicado for long periods without access to legal counsel or family
visits, subjected them to torture, and prosecuted them in politically
controlled courts that meted out long prison sentences for violating
vaguely worded national security laws or other criminal provisions.
“The human rights situation in Vietnam
took a another step backwards in 2012, with the authorities pursuing
harsh policies in defiance of growing domestic expressions of political,
social, and economic dissatisfaction,” said Brad Adams,
Asia director at Human Rights Watch. “At a time when its ASEAN
colleague Burma is undergoing significant change, the Vietnamese
government stands out for its retrograde policies, persecuting
activists, and holding back the country’s development.”
Last year saw an unprecedented surge in criticisms of the ruling
Communist Party. Prime Minister Nguyen Tan Dung came under sustained
attacks from within the ruling and the National Assembly, culminating in
a public call by assembly member Duong Trung Quoc in November for
Dung’s resignation. The criticism came amidst arrests of well-connected
tycoons and managers of state-owned enterprises for alleged corruption
and other economic crimes, a fall in Vietnam’s growth rate to the lowest
point in 13 years, and infighting between Dung and other senior
officials, including the Party Secretary General and Vietnam’s
President, Truong Tan Sang.
Bloggers and others joined in the criticism of officials and policies.
This was met with a large number of arrests and prison sentences. By the
end of 2012, at least 40 activists were convicted and sentenced to many
years in prison under articles 79 (subversion), 87 (undermining unity),
88 (propaganda against the state), 89 (disrupting security), and 258
(infringing state interests) of the penal code, a substantial increase
on the figures for 2011. At least 31 others were arrested and kept in
detention pending trial by the end of 2012.
The government attempted to crackdown on internet freedom through its
draft Decree on the Management, Provision, and Use of Internet Services
and Information on the Network, which threatened to outlaw posting
internet content deemed to oppose the government or be contrary to
national security, reveal state secrets, or promote “reactionary” ideas.
The government continued blocking access to politically sensitive
websites and required internet café owners to monitor and store
information about users’ online activities. In September, Dung ordered a
further clampdown, calling on the Ministry of Public Security to target
blogs and websites not approved by the authorities, and to punish those
who created them.
“Vietnam’s donors and those interested in the country’s development have
for far too long been doling out huge sums of aid and making large
investments without using their leverage to insist on an end to
repression,” said Adams. “For every critical public statement about the
rights situation made by a foreign government, there are dozens of
visiting delegations that provide photo-ops and legitimacy to a
government that has a deplorable human rights record.”
Rising repression
Indicative of the rising repression to deal with the increasing dissent
were a series of trials throughout 2012 that jailed people for exercise
of their basic rights, as described in the Human Rights Watch World
Report. For example, in March, dissident Protestant Pastor Nguyen Cong
Chinh was sentenced to 11 years in prison on a charge of “undermining
national unity.” Rights activists Ho Thi Hue and Nguyen Bich Thuy
received two years each for participating in protests against land
confiscation in Tay Ninh province.
In other illustrative cases, in March, May, and September, five Catholic
activists – Vo Thi Thu Thuy, Nguyen Van Thanh, Dau Van Duong, Tran Huu
Duc, and Chu Manh Son – were sentenced to between two and a half and
four year prison terms each for distributing pro-democracy leaflets. In a
summary trial on September 24, a court convicted Vietnam’s three most
prominent dissident bloggers, Nguyen Van Hai (known as Dieu Cay), Ta
Phong Tan, and Phan Thanh Hai (known as Anhbasg), for violating article
88 of the penal code and sentenced them to 12, 10, and 4 years in
prison, respectively (Phan Thanh Hai’s sentence was later reduced to
three years). The authorities also used article 88 to silence other
bloggers and rights activists. In October, musicians Tran Vu Anh Binh
and Vo Minh Tri (known as Viet Khang) were sentenced to six and four
years’ imprisonment, respectively, for writing songs critical of the
regime.
The year ended with another major blow to human rights: the December 27
arrest of Hanoi-based human rights defending lawyer Le Quoc Quan on what
appeared to be politically motivated charges of tax evasion, shortly
after he wrote an article criticizing the leading role given to the
Communist Party in the Vietnamese political system.
Land was a flashpoint issue, with local farmers and villagers facing
arbitrary confiscation of their land by government officials and private
sector project operators.
“Land disputes have repeatedly led to violent confrontations between
villagers and security forces, and unless the authorities deal
constructively with popular grievances, further social explosions are
inevitable,” Adams said.
Human Rights Watch also expressed concern about torture and other
mistreatment by police. At least 15 people died in police custody during
the first nine months of 2012, including some who were beaten to death,
according to accounts in state-controlled media. Police used excessive
force in response to public protests. For example, on August 5, the
authorities forcibly dispersed peaceful marchers in Hanoi protesting the
Chinese government position on sovereignty over the Paracels and
Spratly islands, also claimed by Vietnam.
Government decree 92, issued on November 8, strengthened its regulation
of religious freedom by laying down new requirements for official legal
recognition of religious groups, such as demonstrating they have not
previously infringed on national security. The government generally
restricts religious freedom through legislation, registration
requirements, and by harassing and intimidating unsanctioned and
politically suspect religious groups, including Buddhists, Protestants,
Catholics, and other faith communities.
“The past year should serve as a wake-up call for those, such as the
Japanese government, who conduct business as usual while Vietnamese
citizens are routinely sentenced to long terms in prison for simply
expressing their opinions,” Adams said.
To read Human Rights Watch’s World Report 2013 chapter on Vietnam, please visit:
For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
For more information, please contact:
In San Francisco, Brad Adams (English): +1-510-926-8443 (mobile); or adamsb@hrw.org
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406; or robertp@hrw.org
In Washington, DC, John Sifton (English): +1-917-838-9736; or siftonj@hrw.org
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi