Ls Nguyễn Văn Đài - Chính
quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước thành
công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải lao
động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng
ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho
ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu
lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng...
*
Từ “phản động” nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.
Khái niệm “phản động” trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi
các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính
sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và
tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các
đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc
hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một
đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân
thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử
dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và
đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm
từ “phản động” và “thế lực thù địch” được chính quyền sử dụng để chụp
mũ, qui kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ,
nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ “phản động” và
“thế lực thù địch” để chụp mũ và qui kết cho những người có tư tưởng,
quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán,
chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao,
quốc phòng, an ninh,…
Để
vô hiệu hóa cũng như cô lập những người hoạt động đấu tranh cho tự do,
dân chủ và nhân quyền. Đồng thời làm mất đi sự ủng hộ của những người
dân còn thiếu thông tin dẫn đến hiểu sai về việc đấu tranh của những
người yêu nước. Các chính quyền độc tài và độc đảng toàn trị thường sử
dụng quyền lực và các phương tiện truyền thông độc quyền của họ để tuyên
truyền, vu khống và gọi những tổ chức và những người dân yêu nước là
“phản động” và “thế lực thù địch”.
Trong thực tiễn của lịch sử thế giới, có những cá nhân, đảng phái chính
trị mà ban đầu mang bản chất cách mạng, có công lao trong việc đem lại
độc lập cho quốc gia. Nhưng khi nắm được quyền lực đã trở nên tham
nhũng, thoái hóa, biến chất và không chịu từ bỏ những tư tưởng độc tài,
độc đảng lạc hậu để tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Do đó
những nhà lãnh đạo, đảng cầm quyền này dần dần trở thành đảng phản động,
và họ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Họ sử dụng bộ
máy an ninh, cảnh sát, nhà tù để đe dọa, uy hiếp người dân nhằm duy trì
quyền lực cùng với bản chất phản động của họ.
Một ví dụ điển hình đó là Robert Gabriel Mugabe, tổng thống Zimbabwe,
ông nổi tiếng bắt đầu thập niên 1960 và được nhân dân châu Phi coi là
anh hùng đấu tranh cho độc lập dân tộc. Ông đã nhận thức sai lầm rằng
Chúa trao cho ông quyền lực thì không ai có thể đoạt lại được. Từ đó dẫn
đến nạn tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém. Nhân dân đã nổi dậy để
chống lại ông, để bảo vệ quyền lực của mình ông đã dùng quân đội để giết
hại 20000 người vào năm 1998. Trong những năm sau này chế độ do ông
lãnh đạo còn giết hại nhiều người khác. Năm 2008, Nữ hoàng Anh đã tước
danh hiệu hiệp sĩ đã phong cho ông vào năm 1994. Chính phủ nhiều nước đã
chỉ trích gay gắt chế độ của Mugabe, nhiều nước coi chính quyền của ông
là bất hợp pháp. Người bạn thân thiết của ông là cựu Tổng thống Nam Phi
Nelson Mandela đã nhiều lần khuyên ông từ chức để giữ lại một chút danh
tiếng. Còn nhân dân Zimbabwe coi ông là tên phản động số một cần phải
bị lật đổ.
Để hiểu rõ thế nào là phản động và thế lực thù địch với nhân dân, chúng
ta cần phải xem xét kỹ từ bản chất bên trong cho đến những biểu hiện ra
bên ngoài của một chế độ chính trị xã hội, đảng cầm quyền, hay một chính
phủ.
Trong Thánh Kinh cho biết “…Không có cây lành lại nào sinh quả độc;
không có cây độc nào lại sinh quả lành; vì xem quả thì biết cây. Không
ai hái trái vả nơi bụi gai, hay trái nho nơi bụi tật lê. Người tốt do
lòng chứa điều thiện mà sinh ra điều thiện; kẻ xấu do lòng chứa điều ác
mà sinh ra điều ác; bởi đầy dẫy trong lòng nên miệng mới nói ra.”
Ở những quốc gia mà do những đảng chính trị mang bản chất phản động nắm quyền thì chúng ta nhận thấy như sau:
Thứ nhất, mọi giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Những kẻ bất chính, bất
lương và gian ác thì nắm quyền lực, chiếm chỗ của những người công
bình, chính trực. Những kẻ lưu manh, xấu xa thì khoác áo công quyền. Họ
nhân danh Nhà nước, pháp luật để sách nhiễu, bắt giữ, xét xử và cầm tù
những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Thứ
nhì, tham nhũng trở thành quốc nạn, nó diễn ra ở khắp mọi nơi từ địa
phương đến trung ương. Từ nơi kín đáo, riêng tư cho đến công khai trên
các tuyến đường giao thông.
Thứ ba, hệ thống, bộ máy quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến tham nhũng,
lãng phí tài sản của nhân dân, của quốc gia. Hệ thống tư pháp lạc hậu
dẫn việc xét xử oan sai, công lý được đem ra mua bán, trao đổi. Hệ thống
hành chính, thủ tục hành chính chồng chéo, không minh bạch dẫn đến tình
trạng sách nhiễu người dân.
Thứ tư, nạn tham nhũng và vô trách nhiệm của chính quyền đã dẫn đến tình
trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá và khai thác cạn kiệt.
Môi trường sống, không khí trong các đô thị bị ô nhiễm xếp hạng nhất thế
giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu người
dân.
Thứ năm, những đảng phản động nắm quyền vô trách nhiệm, không đủ khả
năng, năng lực để kiểm soát những loại hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm độc
hại, kém phẩm chất được sản xuất trong nước cũng như nhập lậu. Họ cũng
yếu kém về trí tuệ cũng như tầm nhìn trong qui hoạch, kiến trúc và xây
dựng đô thị.
Cuối cùng, chúng ta so sánh trong lĩnh vực nhân quyền để thấy rõ hơn bản
chất phản động của một chế độ chính trị. Ở các quốc gia do các đảng
mang bản chất phản động cầm quyền thì các quyền con người trong lĩnh vực
chính trị bị hạn chế hay tước bỏ hoàn toàn như: quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí. Khi người dân phê phán hay chỉ trích những sai trái của
chính quyền thì bị qui kết chống lại nhà nước và bị cầm tù. Người dân
không được quyền làm báo chí tư nhân mà báo chí do đảng phản động độc
quyền. Khi người dân thực hiện quyền hội họp, biểu tình ôn hòa thì bị
sách nhiễu, bị tước đoạt quyền tự do, đem đi giam giữ mà không xét xử.
Khi người dân thực hiên quyền lập hội, lập đảng thì bị qui kết hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền. Còn ở các quốc gia dân chủ tiến bộ thì người
dân được tự do thành lập các tờ báo, báo chí trở thành công cụ quyền lực
của nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền. Người dân được tự
do hội họp, tự do biểu tình ôn hòa. Người dân có quyền tự do tham gia
hoặc thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.
Đây là lực lượng dân chủ và tiến bộ |
Qua thực tiễn ở các chế độ độc tài và độc đảng ở Đông Âu trước đây và ở
khu vực Trung Đông, Bắc Phi hiện nay. Chúng ta thấy rằng “các thế lực
thù địch và phản động” đã bị chính quyền chụp mũ trước đây. Khi cách
mạng dân chủ thành công thì đã chứng minh rõ ràng đó là những lực lượng
cách mạng chân chính và tiến bộ. Họ đã tiến hành các cuộc cách mạng dân
chủ đem lại quyền lực, quyền làm chủ đất nước về cho nhân dân. Thúc đẩy
xã hội phát triển theo hướng dân chủ văn minh. Các chế độ độc tài và độc
đảng sau khi bị thay thế và công khai tất cả các thông tin về họ thì
mọi người dân đều nhận thấy bản chất của các chế độ đó đều hết tàn bạo
và mang bản chất cực kỳ phản động.
Chính quyền phản động thường biến nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước
thành công cụ để phục vụ cho lợi ích phi pháp của họ đó là nhân dân phải
lao động cực khổ trong các nhà máy, trên các công trường, hầm mỏ, đồng
ruộng, trên các ngư trường đánh bắt hải sản để làm tiền và nộp thuế cho
ngân sách quốc gia nhưng đã bị các từng lớp quan chức tha hóa chi tiêu
lãng phí, tham nhũng và vơ vét của cải của nhân dân thành của riêng. Để
dễ dàng thực hiện những hành vi phi pháp đó mà không bị nhân dân trừng
phạt thì các chính quyền phản động phải duy trì quyền lực tuyệt đối của
mình để kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội. Họ xây dựng hệ thống pháp
luật, hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống chính quyền nhằm hạn chế
tối đa các quyền con người, vô hiệu hóa các quyền tự do, dân chủ của
nhân dân.
Các
chế độ chính trị phản động muốn duy trì bóng tối bao trùm lên cả dân
tộc để che đậy những hành vi tội ác của họ. Nhưng các lực lượng dân chủ
và tiến bộ xã hội lại mang ánh sáng tới để xua tan bóng tối đang đè nặng
lên dân tộc, và quét sạch đi mọi tội ác.
Nhận diện được bản chất thực sự ai là phản động? Ai là thế lực thù địch
với nhân dân? Và ai là dân chủ, tiến bộ là rất cần thiết. Các đảng phản
động, chế độ phản động, chính phủ phản động cho dù khéo léo che đậy đến
đâu đi nữa, thì sớm hay muộn cũng sẽ bị nhân dân nhận diện. Nhân dân và
các lực lượng dân chủ, tiến bộ sẽ loại bỏ các đảng phản động ra khỏi đời
sống chính trị xã hội để xây dựng một quốc gia với thể chế chính trị
dân chủ và tôn trọng các quyền con người.
Hà nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi