Ngô Trang (Doanhnhan.vneconomy) - ...
Mặc dù Vinalines không công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2013. Tuy nhiên,
theo ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines, trong năm 2012 doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng, riêng năm 2013 dự kiến tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng...
*
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận
tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải với tư cách là doanh
nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này.
Đó là mục tiêu chính của đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo nội dung đề án, ngành nghề kinh doanh chính của Vinalines là kinh
doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức; khai
thác cảng biển, cảng sông; kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistics; đại
lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển, dịch vụ lai
dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt
động đường thủy.
Với 3 lĩnh vực chính, đề án đặt ra yêu cầu Vinlines phải tổ chức lại sản
xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tư, trong đó đối với lĩnh vực cảng
biển phải tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư
đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải
Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu
vực Tp.HCM; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có
hiệu quả.
Vinalines không tiếp tục triển khai thực hiện dự án Cảng trung chuyển
quốc tế Vân Phong để kêu gọi các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước đầu
tư xây dựng theo quy hoạch.
Đối với lĩnh vực vận tải biển, Vinalines phải cơ cấu lại đội tàu phù hợp
với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác
không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển
trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường
biển của nước ta lên 25% - 30%.
Cùng với đó phải rà soát lại các chương trình đóng mới tàu biển phù hợp
với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu cầu thị trường. Trước
mắt, dừng triển khai đóng mới 6 tàu, giãn tiến độ thực hiện 11 tàu và
tập trung đóng mới dứt điểm 7 tàu để đưa vào khai thác trong các chương
trình đóng mới tàu biển đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam.
Vinalines phải chuyển đổi các công ty công nghiệp tàu thủy thành các đơn
vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi đủ điều
kiện.
Liên quan đến vấn đề sắp xếp doanh nghiệp, đề án nêu rõ, Vinalines có 2
doanh nghiệp do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; 9 doanh nghiệp cổ
phần do Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ; 7 doanh nghiệp cổ phần do
Tổng công ty nắm giữ trên 50 - 65% vốn điều lệ; 14 doanh nghiệp do Công
ty mẹ nắm giữ từ trên 50% - 65% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp do Công ty
mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Đáng chú ý, đề án đặt ra nhiệm vụ cho Vinalines phải thoái vốn góp của
Tổng công ty đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015;
sáp nhập Công ty Thương mại xăng dầu đường biển và Công ty Kinh doanh
xăng dầu Vianlines phía Bắc, thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty không
nắm giữ cổ phần.
Ngoài ra, Tổng công ty sẽ thực hiện giải thể 2 doanh nghiệp, gồm: Chi
nhánh Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại thành phố Cần Thơ; Liên doanh
Trung tâm Nhân lực hàng hải Đông Nam Á (Vina-STC); thực hiện phá sản 2
doanh nghiệp: Công ty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin
(Vinashinlines); Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon).
Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013, Vinalines đã cho
biết, tổng doanh thu toàn Tổng công ty năm 2013 dự kiến đạt 20.000 tỷ
đồng, bằng 94% thực hiện năm 2012.
Đối với lợi nhuận, mặc dù Vinalines không công bố kế hoạch lợi nhuận năm
2013. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines,
trong năm 2012 doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng, riêng năm 2013 dự kiến
tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi