mardi 9 octobre 2012

Công an bắt đầu tấn công người đi lễ ở DCCT Sài Gòn

VRNs (09.10.2012) – Sài Gòn – Vào khoảng lúc 9 giờ sáng ngày 08.10.2012, anh Antôn Lê Thanh Tùng, cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế (TTCCT), đang trong lúc làm việc tại chi nhánh công ty ở Vũng Tàu thì bị 5 an ninh công an, 3 người mặc đồng phục và 2 người mặc thường phục “hỏi thăm” anh. Sau đó, bắt anh về đồn công an Vũng Tàu mà không có bất cứ một lệnh hay quyết định bắt nào, mà cũng không cho anh Tùng biết nguyên nhân vì sao anh bị bắt.
Tại đồn công an, khu công nghiệp Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – anh Tùng bị hỏi cung và bị lập biên bản xoay quanh các vấn đề như:
Anh Tùng có quen chị Bùi Hằng không; Anh có quen các cha Dòng Chúa Cứu Thế không; Tại sao anh lại cầu nguyện cho 3 Bloggers, là những người vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước; Tại sao anh lại phỏng vấn các giáo dân tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình, tại nhà thờ Kỳ Đồng; Anh có giấy chứng chỉ nhà báo hay anh có giấy phép hành nghề báo chí không?; Anh có thuộc tổ chức nào không; Anh biết gì về blog quanlambao và danlambao; Anh có viết bài cho Quanlambao hay danlambao không?…
Anh Tùng cho biết có một chi tiết bất thường trong cuộc trao đổi này là cách đây gần một tháng, anh Tùng bị mất 2 cái laptop (một của cá nhân, một của công ty) nhưng anh chưa thông báo cho ai biết, ngoài xếp của anh là trưởng phòng nhân sự, nhưng viên an ninh tên Tuyên lại hỏi anh về 2 cái laptop đó. Do đó, anh có thể đoán được, ai đã đánh cắp 2 laptop của anh và chúng đang ở đâu!
Xin mời quý vị theo dõi chi tiết về việc về cuộc trao đổi của anh Tùng với các nhân viên an ninh.

Anh Antôn Lê Thanh Tùng tường thuật:
“Khi vào công ty làm việc khoảng 30 phút, khoảng 9 giờ kém, thì trưởng phòng nhân sự gọi tôi lên có chuyện gặp và khi tôi gặp thì có 5 nhân viên công an, trong đó có 3 nhân viên mang đồng phục và 2 nhân viên mang thường phục. Họ “hỏi thăm” [tôi] và muốn xuống chỗ tôi làm việc để tìm một người tội phạm. Trong tâm lý tôi nghĩ rằng, tôi làm ăn chân chính thì [không có việc gì phải lo nên tôi] dẫn họ đi xuống phòng làm việc của tôi, nhưng phòng [làm việc] của tôi chủ yếu là khách hàng.
Họ vào [phòng] làm việc của tôi, nhìn qua nhìn lại khắp phòng và hỏi cái máy tính laptop của tôi đang sử dụng này “là công ty cấp cho anh phải không?” [Vì vậy], họ muốn xem [các dữ liệu trong] cái máy tính này [nên] tôi nói, “đây là tài sản chung của công ty không phải là tài sản riêng của tôi cho nên [các anh] muốn xem máy tính phải được sự cho phép của ban giám đốc”.
Cùng lúc đó có một viên an ninh đưa tay đòi chụp lấy máy tính [của tôi] nhưng tôi không cho, và [tôi nói] chưa được sự cho phép [của cấp trên] nên các anh không có quyền xem [máy tính của tôi]. Tôi liền ôm lấy máy tính chạy lên văn phòng chính, cách chỗ tôi làm việc khoảng 100m, để tôi hỏi ý kiến trưởng phòng nhân sự. Trưởng phòng nhân sự liền hỏi ý kiến ban giám đốc và ban giám đốc đồng ý cho họ xem các dữ liệu trong máy tính [mà công ty đã cấp cho tôi làm việc].
Họ đề nghị, những dữ liệu của công ty họ không đụng đến, còn những dữ liệu của cá nhân [tôi] họ yêu cầu muốn được xem. Sau đó, trưởng phòng nhân sự mời trưởng phòng IT vào để cho họ kiểm tra hết các cơ sở dữ liệu trong máy tính. Sau khi chép hết dữ liệu của công ty ra, họ bắt đầu kiểm tra [các dữ liệu cá nhân của tôi mà tôi đã lưu trữ trong máy] và, họ lục ra toàn bộ các file chứa hình ảnh và một số file ghi âm. Những dữ liệu của công ty họ cho giữ lại, còn các dữ liệu của các nhân [tôi] họ yêu cầu đưa về đồn để làm việc tiếp.
Tại đồn công an, họ kiểm tra các file hình ảnh [trong latop của tôi] và tôi xác định rằng, trong các file hình ảnh này có một số hình là do tôi chụp và một số tấm hình không phải do tôi chụp. Họ cho in ra một số tấm hình từ máy tính của tôi, [yêu cầu tôi] ký lên những tấm hình này. [Tôi ký với nội dung như sau], hình ảnh này được in ra từ cái máy tính công ty đã giao cho tôi quản lý, giao cho tôi sử dụng.
Sau đó, họ yêu cầu [tôi] mở email cho họ xem, nhưng tôi nói đây là quyền cá nhân [của tôi các anh] không có quyền được đụng chạm đến, nhưng họ lại gây sức ép cho [cấp trên của] công ty [tôi], cho nên tôi cũng mở email cho họ xem, trong hộp email chủ yếu là các báo cáo và các thông tin trao đổi qua lại trong đời sống dân sự bình thường.
Sau khi họ xem [các dữ liệu trong máy tính], họ có lập một biên bản [xoay quanh các vấn đề như sau]:
Họ hỏi, “anh có quen biết chị Bùi Hằng không? Tôi trả lời là, “tôi đi lễ thì tôi gặp chị Bùi Hằng ở nhà thờ, rồi tôi chụp hình cho chị Bùi Hằng vậy thôi”.
[Họ hỏi tiếp], “anh đi lễ nhà thờ Chúa Cứu Thế được bao lâu rồi?. Tôi trả lời, “đi lễ từ năm 2000”. Họ hỏi, “anh có quen biết các cha DCCT không? Tôi trả lời, “các Cha ở DCCT nhiều. Tôi đi lễ gặp các Cha trên bục giảng và hỏi người này người kia nên quen biết các Cha”. Họ hỏi, “anh quen biết những cha nào DCCT?”…
Họ hỏi tiếp, “anh có biết thánh lễ cầu nguyện cho 3 bloggers, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg không?”. Tôi trả lời là, có biết, và có đi tham dự thánh lễ đó. Họ nói, tại sao lại phải cầu nguyện cho những người đó, họ là những người tuyên truyền chống phá nhà nước, chống phá đảng và chính quyền…”. Tôi trả lời, thân nhân của họ đến [nhà thờ Kỳ Đồng] cầu nguyện thì trách nhiệm của một giáo dân là dâng lời cầu nguyện và cầu bình an cho người ta. Họ hỏi, [những người thân nhân đó] đến xin [cầu nguyện] để được tự do à? Người ta, [Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg], phạm tội và người ta phạm pháp mà mình cũng cầu nguyện cho họ sao? Tôi trả lời, vì đây là đức tin công giáo của chúng tôi nên chúng tôi phải có trách nhiệm cầu nguyện cho những người gặp hoạn nạn và chúng tôi phải cầu nguyện cho họ thật được bình an. [Mặt khác], chúng tôi không quan ngại cái sự hận thù nào trong đây, thậm chí nếu các anh có gặp rủi ro nào đó mà đến với Tôn Giáo thì Tôn Giáo sẵn sàng hỗ trợ cho các anh về mặt tinh thần, dâng lời cầu nguyện cho các anh được bình an.
Anh đi tham dự thánh lễ, phỏng vấn giáo dân, anh còn lấy chức danh là TTCCT, vậy thì anh có phải là nhà báo không? Tôi trả lời, trong bối cảnh của thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình thì tôi là nhà báo của TTCCT. Họ hỏi tôi là, anh có giấy chứng chỉ nhà báo hay anh có giấy phép hành nghề báo chí không?… Công an nói với tôi là, anh là lừa đảo và vi phạm pháp luật, lấy chức danh của nhà báo và lấy chức danh của TTCCT để đi phỏng vấn. Tôi trả lời trong bối cảnh của thánh lễ đó tôi đi phỏng vấn thì tôi là chức danh [phóng viên].
Họ hỏi tiếp, tôi có nằm trong tổ chức nào của DCCT không? Tôi trả lời, tôi không thuộc tổ chức nào, tôi thuộc tổ chức cá nhân và tôi sống chức năng ngôn sứ và đây là trách nhiệm giáo dân của tôi. Ngoài ra tôi không thuộc tổ chức nào ngoài DCCT.
Anh Tùng cho biết thêm, hôm nay, có hai chi tiết làm tôi thấy bất thường là cách đây một tháng tôi có mất 2 cái máy Laptop, mà thông tin này tôi chưa nói với ai biết ngoài giám đốc và trưởng phòng nhân sự, nhưng trước khi bước vào phòng [làm việc của tôi] thì anh Tuyên, một an ninh công an, hỏi, “anh đã tìm được 2 máy laptop của anh chưa?”, lúc này tôi ngạc nhiên và hỏi lại, “ tại sao anh lại biết tôi mất 2 cái máy Laptop?”, thì ông ta, nhân viên cảnh sát tên Tuyên, nói là phòng nhân sự báo cho tôi. Vừa lúc đó, trưởng phòng nhân sự bước vào thì tôi hỏi, “anh [trưởng phòng nhân sự] có báo với công an là tôi mất 2 laptop không? Trưởng phòng nhân sự trả lời, “chưa báo cho công an và cũng chưa báo cho ai biết về chuyện này”. [Tôi thấy] dường bên công an biết hai máy laptop của tôi nằm ở đâu.
Ở đồn công an, thì anh Tuyên nói là chúng tôi có những bằng chứng [liên quan đến] tài liêu và những hình ảnh cho rằng tôi tham gia các hoạt động tuyên truyền [chống nhà nước]. Những hình ảnh và tài liệu mà nhân viên an ninh tên Tuyên cho rằng, tôi tham gia các hoạt động tuyên truyền đó nhưng tôi lại không biết những tấm hình đó nằm ở đâu và làm sao tôi lại có những tấm hình đó! Những dấu hiệu trên tôi nghĩ, có lẽ cho đến thời điểm này họ đã biết 2 máy latop của tôi ở đâu”.
PV.VRNs ghi

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi